fbpx

214 Bộ thủ tiếng Trung cơ bản và thông dụng – Ý nghĩa, cách học viết nhanh nhất.

214 bộ thủ tiếng Trung

Trong tiếng Trung, bộ thủ đóng vai trò là yếu tố quan trọng không thể thiếu của Hán tự. Bởi bộ thử không chỉ giúp bạn học viết dễ dàng hơn mà nó còn giúp bạn hiểu thêm những ý nghĩa, câu chuyện đằng sau chữ Hán. Chính vì vậy bộ thủ là một trong những kiến thức mà bạn cần nắm vững trong quá trình học tiếng Hán. Tuy nhiên với số lượng 214 bộ thủ tiếng Trung tương đối nhiều, sẽ gây khó khăn cho các bạn trong quá trình học và nhớ. Hôm nay Hicado sẽ hướng dẫn các bạn cách nhớ 214 bộ thủ Hán và cách dùng 50 bộ thủ thông dụng thường dùng nhất.

Với 214 bộ thủ tiếng Trung, các bạn có thể học bộ thủ qua thơ hoặc bằng hình ảnh. Hiện nay có rất nhiều tài liệu về 214 bộ thủ bài thơ chữ Hán và flashcard 214 bộ thủ bằng hình ảnh để bạn có thể tham khảo. Dưới đây Hicado tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung và bản bộ thủ pdf để các bạn có thể dễ dàng download.

214 bộ thủ tiếng Trung là gì?

Bộ thủ tiếng Trung là một bộ phận cấu tạo nên chữ Hán. Mỗi một chữ Hán sẽ được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ thủ. Vì thế dựa vào bộ thủ việc tra cứu chữ Hán cũng trở nên dễ dàng hơn. Và việc ghi nhớ 214 bộ thủ tiếng Trung giúp người học viết được tiếng Trung nhanh và đơn giản hơn rất nhiều.

Ý nghĩa, tác dụng của 214 bộ thủ tiếng Trung trong học chữ Hán

Vì bộ thủ là một bộ phận tạo nên chữ Hán nên trong tiếng Trung nên bộ thủ có ý nghĩa và tác dụng như sau:
Phân chia các loại chữ Hán và tra cứu từ điển dễ dàng hơn. Còn các thành phần không thuộc bộ thủ của chữ sẽ liên quan đến biểu âm (cách đọc của từ) và ngược lại.
Học bộ thủ sẽ giúp chúng ra dễ dàng phân loại chữ Hán và nhớ mặt chữ, nghĩa được nhanh, đơn giản hơn. Đặc biệt là đoán được nghĩa sơ lược của từ kể cả chưa học học nghĩa hoặc chưa gặp từ đó bao giờ.

Ví dụ về cách ghép các 214 bộ thủ tiếng Trung

  • Chữ 天 /tiān/: trời, ngày ⇒ Được tạo nên bởi 1 bộ thủ duy nhất là 天 /tiān/: bộ Thiên
  • Chữ 好/Hǎo/ : tốt, khỏe ⇒ Gồm 2 bộ thủ: 女/nǚ/: bộ Nữ: người phụ nữ ; 子/ zǐ/: bộ Tử: đứa con trai. Ngụ ý: người phụ nữ mà có con trai thì là tốt nhất

Ví dụ về lợi ích của bộ thủ trong việc đoán ý nghĩa của chữ Hán

  • Mẹ 妈妈 Māmā
  • Chị gái 姐姐 Jiějiě
  • Em gái 妹妹 Mèimei
  • Cô ấy 她 Tā

Các chữ trên đều có chung bộ Nữ: 女 /nǚ/. Vì ý nghĩa của chúng đều liên quan đến người phụ nữ, con gái. Như vậy chỉ cần nhìn vào bộ thủ là ta sẽ đoán ra được các nghĩa của các từ trên.

Các nét của 214 bộ thủ tiếng Trung hay dùng

Dưới đây là danh sách tổng hợp các viết, cách đọc và ý nghĩa của bảng 214 bộ thủ tiếng Trung mà các bạn có thể theo dõi.

Bộ thủ 1 nét gồm 6 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

STT BỘ TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA
1. NHẤT yi Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy.
2. CỔN gǔn Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.
3. CHỦ zhǔ Điểm, chấm
4. 丿 PHIỆT piě Nét sổ xiên qua trái
5. ẤT Vị trí thứ 2 trong thiên can
6. QUYẾT jué Nét sổ có móc

Bộ thủ 2 nét gồm 23 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

7. NHỊ èr Số hai, số của đất, thuộc về âm.
8. ĐẦU tóu  Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.
9. 人( 亻) NHÂN (NHÂN ĐỨNG) rén Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 亻
10. NHI ér Trẻ con
11. NHẬP Vào, tượng hình rễ cây đâm sâu vào đất.
12. BÁT Nguyên nghĩa là phân chia, còn có nghĩa là số tám
13. QUYNH jiǒng Vùng biên giới xa; hoang địa
14. MỊCH Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.
15. BĂNG bīng Nước đóng băng, nước đá.
16. KỶ Cái ghế, bảo thủ không biến đổi, ích kỷ.
17. KHẢM kǎn Há miệng, vật để đựng đồ như máng chậu đấu
18. 刀(刂) ĐAO dāo Con dao, cây đao (vũ khí)
19. LỰC Sức, như hình bàn tay đánh xuống.
20. BAO  Bọc, gói, khom lưng ôm một vật.
21. CHỦY Cái thìa (cái muỗng)
22. PHƯƠNG fāng Đồ đựng, cái hộp, hình khoanh gỗ khoét ở giữa (nét ngang dưới).
23. HỆ Che đậy, giấu giếm
24. THẬP shí Số mười
25. BỐC Xem bói
26. TIẾT jié Đốt tre
27. HÁN hàn Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.
28. KHƯ, TƯ Riêng tư
29. HỰU yòu Bói, Giống như những vết nứt trên yếm rùa để xem hung cát…

Bộ thủ 3 nét gồm 31 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

30. KHẨU kǒu Cái miệng
31. VI wéi Vây quanh
32. THỔ Đất
33. shì Kẻ sĩ
34. TRĨ zhǐ Đến ở phía sau
35. TUY sūi Đi chậm
36. TỊCH Đêm tối
37. ĐẠI To lớn
38. NỮ Nữ giới, con gái, đàn bà
39. TỬ Con
40. MIÊN mián Mái nhà, mái che
41. THỐN cùn Đơn vị «tấc» (đo chiều dài)
42. TIỂU xiǎo Nhỏ bé
43. UÔNG yóu Yếu đuối
44. THI shī Xác chết, thây ma
45. TRIỆT chè Mầm non, cỏ non mới mọc
46. SƠN shān Núi non
47. XUYÊN chuān Sông ngòi
48. CÔNG gōng Người thợ, công việc
49. KỶ Bản thân mình
50. CÂN jīn Cái khăn
51. CAN gān Thiên can, can dự
52. YÊU yāo Nhỏ nhắn
53. 广 NGHIỄM ān Mái nhà
54. DẪN yǐn Bước dài
55. CỦNG gǒng Chắp tay
56. DẶC Bắn, chiếm lấy
57. CUNG gōng Cái cung (để bắn tên)
58. KỆ Đầu con nhím
59. SAM shān Lông,  tóc dài
60. XÍCH chì Bước chân trái

Bộ thủ 4 Nét gồm 33 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

61. 心 (忄) TÂM (TÂM ĐỨNG) xīn Quả tim, tâm trí, tấm lòng
62. QUA Cây qua(một thứ binh khí dài)
63. HỘ Cửa một cánh
64. 手 (扌) THỦ shǒu Tay
65. CHI zhī Cành nhánh
66. 攴 (攵) PHỘC Đánh khẽ
67. VĂN wén Văn vẻ, văn chương, vẻ sáng
68. ĐẨU dōu Cái đấu để đong
69. CẨN jīn Cái búa, rìu
70. PHƯƠNG fāng Vuông, phương (trong địa phương)
71. Không
72. NHẬT Ngày, mặt trời
73. VIẾT yuē Nói rằng
74. NGUYỆT yuè Tháng, mặt trăng
75. MỘC Gỗ, cây cối
76. KHIẾM qiàn Khiếm khuyết, thiếu vắng
77. CHỈ zhǐ Dừng lại
78. ĐÃI dǎi Xấu xa, tệ hại
79. THÙ shū Binh khí dài, cái gậy
80. Chớ, đừng
81. TỶ So sánh
82. MAO máo Lông
83. THỊ shì Họ
84. KHÍ Hơi nước
85. 水 (氵) THỦY shǔi Nước
86. 火(灬) HỎA huǒ Lửa
87. TRẢO zhǎo móng vuốt cầm thú
88. PHỤ Cha
89. HÀO yáo Hào âm, hào dương (Kinh Dịch)
90. 爿 (丬) TƯỜNG qiáng Mảnh gỗ, cái giường
91. PHIẾN piàn Mảnh, tấm, miếng
92. NHA Răng
93. 牛( 牜) NGƯU níu Trâu
94. 犬 (犭) KHUYỂN quǎn Con chó

Bộ thủ 5 Nét gồm 23 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

95. HUYỀN xuán  Đen huyền, huyền bí
96. NGỌC Đá quý, ngọc
97. QUA guā Quả dưa
98. NGÕA Ngói
99. CAM gān Ngọt
100. SINH shēng Sinh đẻ, sinh sống
101. DỤNG yòng Dùng
102. ĐIỀN tián Ruộng
103. 疋(匹) THẤT Đơn vị đo chiều dài, tấm
104. NẠCH Bệnh tật
105. BÁT Gạt ngược lại, trở lại
106. BẠCH bái Màu trắng
107. Da
108. MÃNH mǐn Bát dĩa
109. MỤC Mắt
110. MÂU máo Cây giáo để đâm
111. THỈ shǐ Cây tên, mũi tên
112. THẠCH shí Đá
113. 示 (礻) THỊ (KỲ) shì chỉ thị; thần đất
114. NHỰU róu Vết chân, lốt chân
115. HÒA Lúa
116. HUYỆT xué Hang lỗ
117. LẬP Đứng, thành lập

Bộ thủ 6 nét gồm 29 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

118. TRÚC zhú Tre trúc
119. MỄ Gạo
120. 糸 (糹-纟) MỊCH Sợi tơ nhỏ
121. PHẪU fǒu Đồ sành
122. 网 (罒- 罓) VÕNG wǎng Cái lưới
123. DƯƠNG yáng Con dê
124. 羽 (羽) lông vũ
125. LÃO lǎo Già
126. NHI ér Mà, và
127. LỖI lěi Cái cày
128. NHĨ ěr Tai (lỗ tai)
129. DUẬT Cây bút
130. NHỤC ròu Thịt
131. THẦN chén Bầy tôi
132. TỰ Tự bản thân, kể từ
133. CHÍ zhì Đến
134. CỬU jiù Cái cối giã gạo
135. THIỆT shé Cái lưỡi
136. SUYỄN chuǎn Sai suyễn, sai lầm
137. CHU zhōu Cái thuyền
138. CẤN gèn Dừng, bền cứng
139. SẮC Màu, dáng vẻ, nữ sắc
140. 艸 (艹) THẢO cǎo Cỏ
141. HỔ Vằn vện của con hổ
142. TRÙNG chóng Sâu bọ
143. HUYẾT xuè Máu
144. HÀNH xíng Đi, thi hành, làm đc
145. 衣 (衤) Y Áo
146. Á Che đậy, úp lên

Chiết tự chữ Hán hay chẻ chữ, phân tích chữ Hán là một phương pháp nhớ tiếng Trung nhanh và hiệu quả nhất. Khi áp dụng phương pháp này bạn sẽ không chỉ học được cả bộ thủ mà còn được phân tích chi tiết ý nghĩa của từng nét từng thành phần cấu tạo nên từ đó. Ví dụ như:  休 / xiu/ có nghĩa là nghỉ ngơi, được ghép bởi hai chữ 人 đứng và mộc 木. Biểu thị cho hình ảnh con người khi làm việc hoặc đi đường mệt mỏi sẽ tựa vào gốc cây (bộ mộc) để nghỉ ngơi do đó ta có chữ “hưu” là nghỉ.

Bộ thủ 7 nét gồm 20 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

147. 見( 见) KIẾN jiàn Trông thấy
148. GIÁC jué Góc, sừng thú
149. 言 (讠) NGÔN yán Nói
150. CỐC Khe nước chảy giữa hai núi
151. ĐẬU dòu Hạt đậu, cây đậu
152. THỈ shǐ Con heo, con lợn
153. TRÃI zhì Loài sâu không chân
154. 貝 (贝) BỐI bèi Vật báu
155. XÍCH chì Màu đỏ
156. TẨU zǒu Đi, chạy
157. TÚC Chân, đầy đủ, cầu, bóng
158. THÂN shēn Thân thể, thân mình
159. 車 (车) XA chē Chiếc xe
160. TÂN xīn Cay, vất vả
161. THẦN chén Nhật, nguyệt, thìn (12 chi)
162. 辵(辶 ) QUAI XƯỚC chuò Chợt bước đi
163. 邑 (阝) ẤP Vùng đất cho quan
164. DẬU yǒu Một trong 12 địa chi
165. BIỆN biàn Phân biệt
166. Dặm; làng xóm

Bộ thủ 8 nét gồm 9 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

167 KIM jīn Kim loại; vàng
168. 長 (镸- 长) TRƯỜNG cháng Dài; lớn (trưởng)
169. 門 (门) MÔN mén Cửa hai cánh
170. 阜 (阝) PHỤ Đống đất, gò đất
171. ĐÃI dài Kịp, kịp đến
172. TRUY, CHUY zhuī Chim đuôi ngắn
173. Mưa
174. 青 (靑) THANH qīng Màu xanh
175. PHI fēi Không

Bộ thủ 9 nét gồm 11 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

176. 面( 靣) DIỆN miàn Mặt, bề mặt
177. CÁCH Da thú; thay đổi
178. 韋 (韦) VI wéi Da đã thuộc rồi
179. PHỈ, CỬU jiǔ Rau phỉ (hẹ)
180. ÂM yīn Âm thanh, tiếng
181. 頁 (页) HIỆT Đầu; trang giấy
182. 風 (凬-风) PHONG fēng Gió
183. 飛 (飞) PHI fēi Bay
184. 食( 飠-饣) THỰC shí Ăn
185. THỦ shǒu Đầu
186. HƯƠNG xiāng Mùi hương thơm

Về tác dụng giúp đoán nghĩa chữ Hán của bộ thủ, khi người học tiếng Trung biết bộ thủ thì có thể đoán được chung chung nghĩa của từ đó. Ví dụ như thấy bộ “thủy” 水,氵là sẽ đoán chữ đó có liên quan đến sông nước, ao hồ. Còn bộ mộc 木 sẽ liên quan đến cây cối,…

Mỗi bộ thủy sẽ có một ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên hiện tại chúng ta đang học là tiếng Trung giản thể, các bộ thủ trong tiếng Trung giản thể đã bị giản lược đi nhiều nét. Vì thế mà ý nghĩa của những từ này không còn nguyên vẹn nữa, nếu bạn nào học phồn thể thì các bộ thủ trong tiếng Trung phồn thể sẽ được nhận thấy rõ nhất. Tuy nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú của người học, bạn vẫn có thể biến 214 bộ thủ tiếng Trung thành các từ tiếng Trung có nghĩa.

Bộ thủ 10 nét gồm 8 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

187. 馬( 马) Con ngựa
188. CỐT Xương
189. CAO gāo Cao
190. BƯU, TIÊU biāo Tóc dài; sam cỏ phủ mái nhà
191. ĐẤU dòu Cchống nhau, chiến đấu
192. SƯỞNG chàng Rượu nếp; bao đựng  cung
193. CÁCH gé lì Tên 1con sông xưa, cái đỉnh
194. QUỶ gǔi Con quỷ

Bộ thủ 11 nét gồm 6 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

195. 魚( 鱼) NGƯ Con cá
196. 鳥 (鸟) ĐIỂU niǎo Con chim
197. LỖ Đất mặn
198. 鹿 LỘC Con hươu
199. 麥 (麦) MẠCH Lúa mạch
200. MA Cây gai

Bộ 12 nét gồm 4 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

201. HOÀNG huáng Màu vàng
202. THỬ shǔ Lúa nếp
203. HẮC hēi Màu đen
204. CHỈ zhǐ May áo, khâu vá

Bộ 13 nét gồm 4 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

205. MÃNH mǐn Con ếch; cố gắng
206. ĐỈNH dǐng Cái đỉnh
207. CỔ Cái trống
208. THỬ shǔ Con chuột

Bộ 14 nét gồm 2 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

209. TỴ Cái mũi
210. 齊 (斉-齐) TỀ ngang bằng

Bộ thủ 15 nét gồm 1 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

211. 齒 (歯 -齿) XỈ chǐ Răng

Bộ 16 nét gồm 2 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

212. 龍 (龙) LONG lóng Con rồng
213. 龜 (亀-龟) QUY guī Con rùa

Bộ 17 nét gồm 1 bộ trong 214 bộ thủ tiếng Trung 

214. DƯỢC yuè Sáo 3 lỗ

 

=>>> Link download file tập viết: 214 bộ thủ tiếng Trung pdf

Mẫu tập viết 50 bộ thủ tiếng trung thông dụng thường dùng nhất

Trong chữ Hán mặc dù có tổng cộng 214 bộ thủ tiếng Trung. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải học hết hơn 200 bộ thủ này. Mà  theo thống kê của Đại học Yale trong Dictionary of Spoken Chinese, 1966. Những chữ Hán được sử dụng nhiều thường thuộc trong 50 bộ thủ cơ bản trong tiếng Trung trong bảng sau:

1. 人 Nhân (亻) – bộ 9

2.  刀 Đao (刂) – bộ 18

3.  力 Lực – bộ 19

4. 口 Khẩu – bộ 30

5. 囗 Vi – bộ 31

6. 土 Thổ – bộ 32

7. 大 Đại – bộ 37

8. 女 Nữ – bộ 38

9. 宀 Miên – bộ 40

10. 山 Sơn – bộ 46

11. 巾 Cân – bộ 50

12. 广 Nghiễm – bộ 53

13. 彳 Xích – bộ 60

14. 心 Tâm (忄) – bộ 61

15. 手 Thủ (扌) – bộ 64

16. 攴 Phộc (攵) – bộ 66

17. 日 Nhật – bộ 72

18. 木 Mộc – bộ 75

19. 水 Thuỷ (氵) – bộ 85

20. 火 Hoả (灬) – bộ 86

21. 牛 Ngưu – bộ 93

22. 犬 Khuyển (犭) – bộ 94

23. 玉 Ngọc – bộ 96

24. 田 Điền – bộ 102

25. 疒 Nạch – bộ 104

26. 目 Mục – bộ 109

27. 石 Thạch – bộ 112

28. 禾 Hoà – bộ 115

29. 竹 Tqrúc – bộ 118

30. 米 Mễ – bộ 119

31. 糸 Mịch – bộ 120

32. 肉 Nhục (月 ) – bộ 130

33. 艸 Thảo (艹) – bộ 140

34. 虫 Trùng – bộ 142

35. 衣 y (衤) – bộ 145

36. 言Ngôn – bộ 149

37. 貝 Bối – bộ 154

38. 足 Túc – bộ 157

39. 車 Xa – bộ 159

40. 辶 Sước – bộ 162

41. 邑 ấp阝+ (phải) – bộ 163

42. 金 Kim – bộ 167

43. 門 Môn – bộ 169

44. 阜 Phụ 阝- (trái) – bộ 170

45. 雨 Vũ – bộ 173

46. 頁 Hiệt – bộ 181

47. 食 Thực – bộ 184

48. 馬 Mã – bộ 187

49. 魚 Ngư – bộ 195

50. 鳥 Điểu – bộ 196

=>>> Link download: 50 bộ thủ tiếng trung pdf

Cách học 214 bộ thủ tiếng Trung qua thơ

Để học 214 bộ thủ tiếng Trung nhanh và dễ nhớ nhất bạn có thể học qua hình ảnh hoặc qua thơ. Dưới đây Hicado sẽ giới thiệu đến các bạn các bài thơ gồm 82 liên kết tên và nghĩa của các bộ thủ. Để giúp các bạn thuận tiện trong việc theo dõi và học bộ thủ qua từng phần, chúng tôi sẽ chia bài thơ thành 8 phần. Cùng theo dõi nhé!

Câu 1-10 32 bộ thủ:

1. MỘC (木) – CÂY, THỦY (水) – NƯỚC, KIM (金) – VÀNG

2. HỎA (火) – LỬA, THỔ (土) – ĐẤT, NGUYỆT (月)- TRĂNG, NHẬT (日) – TRỜI

3. XUYÊN (川) – SÔNG, SƠN (山) – NÚI, PHỤ (阜) – ĐỒI

4. TỬ (子) – CON, PHỤ (父) – BỐ, NHÂN (人) – NGƯỜI, SỸ (士) – QUAN

5. MIÊN (宀) – MÁI NHÀ, HÁN (厂) – SƯỜN NON

6. NGHIỄM (广) – HIÊN, HỘ (戶) – CỬA, CỔNG – MÔN (門), LÝ (里) – LÀNG

7. CỐC (谷)- THUNG LŨNG, HUYỆT (穴)- CÁI HANG

8. TỊCH (夕) – KHUYA, THẦN (辰) – SỚM), DÊ – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – HÙM

9. NGÕA (瓦) – NGÓI ĐẤT, PHẪU (缶) – SÀNH NUNG

10. RUỘNG – ĐIỀN (田), THÔN – ẤP 邑 , QUÈ – UÔNG (尢), LÃO(老) – GIÀ

Giải nghĩaink

  • Câu 1-2 nói về ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ và mặt trăng, mặt trời trong hệ mặt trời là Kim mộc – tức là nói về trời.
  • Câu 3-4 tiếp theo nói về Địa và Nhân tức các thứ trên mặt đất và các dạng người. 
  • Câu 5-6 là những khái niệm, sự vật do con người tạo ra, sử dụng, cư trú như nhà , cửa, cổng, làng,… 
  • Câu 7-8 nói về thời hồng hoang còn ở trong hang núi và bắt đầu có khái niệm về thời gian, buổi sáng, buổi tối, cũng như thiên địch là hổ và thức ăn là dê. Người Trung Quốc cổ đại nuôi dê rất sớm.                         
  • Câu 9-10 nói về thời kỳ đã tìm ra lửa, biết nung ngói, gốm sứ. Làm ruộng, đời sống con người tốt hơn xây dựng lên các thôn ấp, nâng cao tuổi thọ, nên có chữ Lão = người già.

Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Trung full dành cho người mới học đầy đủ và chi tiết nhất

Câu 11-20 gồm 31 bộ:

11. DẪN 廴- ĐI GẦN, SƯỚC 辶 – ĐI XA

12. BAO 勹 – ÔM, TỶ 比 – SÁNH, CỦNG 廾 – LÀ CHẮP TAY

13. ĐIỂU 鳥 – CHIM, TRẢO 爪 – VUỐT, PHI 飛 – BAY

14. TÚC 足 – CHÂN, DIỆN 面 – MẶT, THỦ 手 – TAY, HIỆT 頁 – ĐẦU

15. TIÊU 髟 LÀ TÓC, NHI 而LÀ RÂU

16. NHA 牙 – NANH, KHUYỂN 犬 – ***, NGƯU 牛- TRÂU, GIÁC 角 – SỪNG

17. DỰC 弋 – CỌC TRÂU, KỶ 己 – DÂY THỪNG

18. QUA 瓜 – DƯA, CỬU 韭 – HẸ, MA 麻 – VỪNG, TRÚC竹 – TRE

19. HÀNH 行 – ĐI, TẨU 走 – CHẠY, XA 車 – XE

20. MAO 毛 – LÔNG, NHỤC 肉 – THỊT, DA 皮 – BÌ, CỐT 骨 – XƯƠNG.

Giải nghĩa

  • Câu 11-12 nói về các động tác chân tay của con người
  • Câu 13 nói về các loài chim
  • Câu 14 có tính biền ngẫu: Túc, Diện, Thủ, Hiệt – Thủ/Túc ; Diện/Hiệt. (chân và tay, đầu và mặt)
  • Câu 15 nối tiếp chữ Hiệt là đầu người nên có tóc và râu
  • Câu 16 có tính biền ngẫu: Nha, Khuyển, Ngưu, Giác. Có nghĩa là chó có răng nanh nhọn, Trâu có sừng cong. Bên cạnh đó trâu chó cũng là hai con vật đi đôi với nhau.  
  • Câu 17 có liên kết với câu 6, cọc trâu và dây thừng vì thường có câu cọc buộc trâu ắt phải có dây thừng
  • Câu 18 nói về thực vật Qua, Cửu, Ma, Trúc
  • Câu 19 nói đến tiao thông, các từ đều nằm trong cùng trường nghĩa đi lại
  • câu 20 nói đến các bộ phận trên cơ thể bao gồm Mao, Nhục, Bì , Cốt.  

 Câu 21-30 gồm 31 bộ: 

21. KHẨU (口) LÀ MIỆNG, XỈ (齒) LÀ RĂNG

22. NGỌT CAM (甘), MẶN LỖ (鹵), DÀI TRƯỜNG (長), KIÊU CAO (高)

23. CHÍ (至) LÀ ĐẾN, NHẬP (入) LÀ VÀO

24. BỈ (匕) MÔI, CỮU (臼) CỐI, ĐAO (刀) DAO, MÃNH (皿) BỒN

25. VIẾT (曰) RẰNG, LẬP (立) ĐỨNG, LỜI NGÔN (言)

26. LONG (龍) RỒNG, NGƯ (魚) CÁ, QUY (龜) CON RÙA

27. LỖI (耒) CÀY RUỘNG, TRỈ (黹) THÊU THÙA

28. HUYỀN (玄) ĐEN, YÊU (幺) NHỎ, MỊCH (糸) TƠ, HOÀNG (黃) VÀNG

29. CÂN (斤) RÌU, THẠCH (石) ĐÁ, THỐN (寸) GANG

30. NHỊ (二) HAI, BÁT (八) TÁM, PHƯƠNG (方) VUÔNG, THẬP (十) MƯỜI

Giải nghĩa

  • Câu 21 nói về miệng răng cùng về một bộ phận trên cơ thể người
  • Câu 22 nối tiếp câu 1 nói về vị giác bao gồm ngọt, mặn. Tiếp đó là chuyển đến sự trưởng thành là cao và dài
  • Câu 23 tiếp tục nói sâu vào bên trong bộ phận miệng
  • Câu 24 nói đến dụng cụ làm bếp là muôi múc canh, thìa, cối giã gạo, dao, bát
  • Câu 25 nói về việc quân tử Lập Ngôn, tức tạo dựng uy tín và tiếng nói riêng cho mình
  • Câu 26 tiếp theo bắt đầu là con rồng, câu này gồm 3 loại thủy tộc, trong đó tất cả đều là linh vật là Long, Quy và một con có thể hóa rồng là ngư
  • Câu 27 chuyển tiếp sang việc làm nông nghiệp là cày ruộng và thêu thùa
  • Câu 28 nối tiếp việc thêu thùa là nói về bộ mịch tơ và các bộ huyền, yêu đều có hình dạng giống với bộ mịch. Và bộ hoàng là màu sắc, sắc tơ vàng. Theo đó thì huyền và hoàng thường đi với nhau, yêu mịch đi với nhau và đôi khi dùng với nghĩa như nhau
  • Câu 29 nói về cân đo đong đếm. Cụ thể là cân = rìu = 1 cân là đơn vị đo trọng lượng; thạch = đá, một thạch và một stone là đơn vị đo khối lượng; thốn = một tấc là đơn vị đo chiều dài. 
  • Câu 30 là những bộ thủ dùng để đếm 2, 8, 10 và còn có thêm bộ phương = phương hướng 

Câu 31-40 Gồm 24 Bộ: 

31. NỮ (女) CON GÁI, NHÂN (儿) CHÂN NGƯỜI

32. KIẾN (見) NHÌN, MỤC (目) MẮT, XÍCH (彳) DỜI CHÂN ĐI

33. TAY CẦM QUE GỌI LÀ CHI (支 )

34. DANG CHÂN LÀ BÁT (癶), CONG THÌ LÀ TƯ (厶)

35. TAY CẦM BÚA GỌI LÀ THÙ (殳)

36. KHÍ (气) KHÔNG, PHONG (風) GIÓ, VŨ (雨) MƯA, TỀ (齊) ĐỀU

37. LỘC (鹿) HƯƠU, MÃ (馬) NGỰA, THỈ (豕) HEO

38. SỐNG SINH (生), LỰC (力) KHOẺ, ĐÃI (隶) THEO BẮT VỀ

39. VÕNG (网) LÀ LƯỚI, CHÂU (舟) THUYỀN BÈ

40. HẮC (黑) ĐEN, BẠCH (白) TRẮNG, XÍCH (赤) THÌ ĐỎ AU

Giải nghĩa

  • Câu 31 – 32 nói về con gái và bộ nhân. Bộ nhân vẽ chân của con người, có thể thấy diều này trong chữ Kiến: trên vẽ mắt dưới vẽ hai chân người ngụ ý chỉ có loài người mới có kiến thức và kiến giải. Còn nói đến nữ, phái đẹp luôn khiến chi người ta phải ngắm nhìn là bộ kiến và nhìn bằng mắt là bộ Mục rồi sẽ theo đuổi là bộ Xích.
  • Câu 33 nói về chữ Chi, chữ này có nghĩa gốc là một cành, một que vẽ bàn tay又và 1 cành cây nhỏ có 3 cái lá thành ra chữ 十
  • Câu 34, dạng chân thành chữ Bát 癶, theo như lịch sử thì qua 1 quá trình lịch sử biến đổi từ dạng hình dáng chữ lâu dài, nó có hình dạng như ngày nay. Ví dụ: Chữ 登 bước lên, gồm có bộ 癶 và 豆 ( 豆 là 1 loại đồ đựng thức ăn thời xưa làm từ gỗ) ngụ ý chân bước lên, bưng theo đồ đựng thức ăn để tế lễ.
  • Câu 35 bộ thù là vẽ bàn tay cầm một công cụ phá đã, bên trên là công cụ và bên dưới là bàn tay, bộ Hựu.
  • Câu 36 nói về các bộ: Bộ khí, có một đám hơi bốc lên. Bộ phong gồm chữ phàm chỉ âm đọc, bộ trùng là sâu bọ. Ngụ ý chỉ gió nổi lên thì côn trùng sẽ sinh sôi. Bộ vũ có nét là bầu trời, nét 丨là từ trên xuống; nét 冂 là chỉ một vùng; bốn chấm 丶丶丶丶 là vẽ các hạt mưa. Bộ tề vẽ bởi 3 bông lúa trổ đều, bông ở giữa mọc cao nhât còn hai cây hai bên mọc thấp hơn. Bộ tề thêm vào cạnh mưa gió, khí hậu, ngụ ý mong muốn thời tiết điều hòa. Tề = tày đều cùng một nghĩa, ví dụ như Tề thiên đại đánh = đại thánh tày trời.
  • Câu 37 – 38 nói về các loài thú quen thuộc là Hươu, ngựa, heo và các đặc tính của chúng, súc sinh và khỏe mạnh cuối cùng là việc đuổi bắt chúng.
  • Câu 39 – 40 là nói về sông nước thuyền bè là giang hồ nên có hắc, bạch, đồng thời cùng có cả bọn đỏ.

 Câu 41-50 Gồm 30 Bộ: 

41. THỰC (食) ĐỒ ĂN, ĐẤU (鬥) ĐÁNH NHAU

42. THỈ (矢) TÊN, CUNG (弓) NỎ, MÂU (矛) MÂU, QUA (戈) ĐÒNG

43.  ĐÃI (歹) XƯƠNG, HUYẾT (血) MÁU, TÂM (心) LÒNG

44. THÂN (身) MÌNH, THI (尸) XÁC, ĐỈNH (鼎) CHUNG, CÁCH (鬲) NỒI

45. KHIẾM (欠) THIẾU THỐN, THẦN (臣) BẦY TÔI

46. VÔ (毋) ĐỪNG, PHI (非) CHỚ, MÃNH (黽) THỜI BA BA

47. NHỮU (禸) CHÂN, THIỆT (舌) LƯỠI, CÁCH (革) DA

48. MẠCH (麥) MỲ, HÒA (禾) LÚA, THỬ (黍) LÀ CÂY NGÔ

49. TIỂU (小) LÀ NHỎ, ĐẠI (大) LÀ TO

50. TƯỜNG (爿) GIƯỜNG, SUYỄN (舛) DẪM, PHIẾN (片) TỜ, VI (韋) VÂY

Giải nghĩa

  • Câu 41, thực là đồ ăn bởi vì con người vì ăn uống mà tranh giành, đấu đá nhau. Bộ thực gồm Nhân và Lương (lương trong lương thực). Bộ đấu có hai chữ Vương (vua), có thể ngụ ý như cuộc chiến của hai ông vua của hai nước.
  • Câu 42, nối tiếp câu trên, đánh nhau thì phải dùng đến vũ khí nên sẽ có Thỉ = mũi tên, Cung = cái cung (ở đây để bắt vần, tôi gọi là Nỏ), Mâu= cái mâu (vũ khí của Trương Phi là cái Bát xà mâu), Qua = cái đòng, 1 thứ vũ khí cổ xưa. 
  • Câu 43, đánh nhau đổ máu thì sẽ có bộ đãi = xương tàn, huyết = máu, tâm = tim, tấm lòng.
  • Câu 44, đánh nhau sẽ còn kẻ sống, giữ được thân và kẻ bỏ xác là bộ thi. Kẻ làm vua thì có bộ đỉnh.
  • Câu 45, kẻ thua trận phải thuần phục kẻ thắng trận làm bề tôi là bộ thần, bề tôi luôn luôn thiếu thốn và thiếu sót là bộ khiếm.
  • Câu 46, câu này dùng để khuyên răn bề tôi, chớ làm điều phi pháp và nói về động vật.
  • Câu 47, tiếp tục nói về động vật, nhữu = vết chân thú, thiệt = lưỡi (loài động vật và loài người) và cách (da thú đã thuộc dùng để làm giày, quần áo,…). Chúng đều là những thứ cung cấp nhu yếu phẩm cho con người.
  • Câu 48, nói về các loài ngũ cốc là mạch = lúa mạch, gồm chữ mộc + 2 chữ nhân và bên dưới vẽ rễ cây lúa mạch. 木+人+人+夂. Bộ hoà gồm bộ Mộc 木 thêm 1 phết bên trên ngụ ý bông lúa gạo. Bộ Thử gồm bộ Hoà ngụ ý cây lúa 禾. Bộ Nhân人 = vỏ trái bắp ngô, bên dưới là vẽ 1 cái lõi bắp ngô, và 4 hạt bắp ngô. 
  • Câu 49 nói về những bộ đối nghĩa là tiểu và đại.
  • Câu 50 nói đến bộ tường > tương đối < vi; tường vẽ cái giường. Quay bộ tường 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ sẽ thấy là cái giowfng. Bộ phiến ngược với bộ tường nghĩa là mỏng như tờ giấy. Bộ suyễn vẽ 2 bàn chân dẫm lên mặt đất, nhưng theo thời gian dài biến đổi tự dạng nên khó nhận ra hai bàn chân này. Bộ vi ở giữa có một chữ khẩu nghĩa là vẽ một tòa thành, bên trên và dưới vẽ hai bàn chân. 

Câu 51-60 Gồm 22 Bộ: 

51. TRỈ (夂) BÀN CHÂN, TUY (夊) RỄ CÂY

52. TỰ (自) TỪ, TỴ (鼻) MŨI, NHĨ (耳) TAI, THỦ (首) ĐẦU.

53. THANH (青) XANH, THẢO (艹) CỎ, SẮC (色) MÀU

54. TRĨ (豸) LOÀI HỔ BÁO, KỆ (彑) ĐẦU CON HEO.

55. THỬ (鼠) LÀ CHUỘT, RẤT SỢ MÈO

56. HƯƠNG (香) THƠM, MỄ (米) GẠO, TRIỆT (屮) RÊU, DỤNG (用) DÙNG.

57. ĐẤU (斗) LÀ CÁI ĐẤU ĐỂ ĐONG

58. CHỮ CAN (干) LÁ CHẮN, CHỮ CÔNG (工) THỢ THUYỀN.

59. THỊ (示) BÀN THỜ CÚNG TỔ TIÊN,

60. NGỌC (玉) LÀ ĐÁ QUÝ, BỐI (貝) TIỀN NGÀY XƯA.

Giải thích

  • Câu 51, bộ trỉ vẽ hình một bàn chân đang đi xuống. Ví dụ như Giáng 降=阝(đồi cao) + 夂(bàn chân) + phần bên dưới cũng là vẽ hình 1 bàn chân. Giáng nghĩa là đi xuống, vẽ 1 quả đồi (bộ phụ) và 2 bàn chân đi từ trên đồi xuống.  Phùng 逄 gồm 辶 (sước) + 夂 (trỉ) +丰 (phong). Ban đầu viết như thế này 夆, phùng nghĩa là gặp gỡ, muốn gặp được thì phải đi tới (bộ trỉ = bàn chân) bên dưới là chữ phong chỉ âm đọc, phong=> phung=>phùng. Sau đó người ta thêm bộ Sước vào cho rõ nghĩa hơn. 

Ví dụ: Chữ 麥=木+人+人+夊. Bộ Mạch là cây lúa mạch, nên vẽ mộc = cây, hai chữ Nhân là vẽ 2 bông lúa nặng trĩu, bên dưới vẽ rễ cây lúa mạch.

  • Câu 52, chữ tự ban đầu là vẽ cái mũi, sau đó người ta mượn chữ này để chỉ nghĩa tự = từ đó, tự mình. Vì vậy cần phải tạo ra một chữ khác chỉ mũi là chữ tỵ.鼻 (tỵ) = 自 (tự) + 畀 (tý). Chữ tỵ = mũi được tạo mới là 1 chữ hình thanh. 畀 tý = 田 (điền) + 廾 (củng). Tý = đem cho. Bộ Nhĩ vẽ cái tai. Bộ thủ vẽ đầu con thú, có 2 sừng phía trên, khá giống đầu 1 con bò. 
  • Câu 53, bộ thanh có nghĩa là màu xanh, 青=生+丹 cổ văn viết bên trên là sinh (sanh) chỉ âm đọc. Bên dưới là đan = màu đỏ, ngụ ý màu xanh luôn đi đôi với màu đỏ. Bộ thảo vẽ 2 ngọn cỏ, bộ sắc = màu sắc, vẽ con Kỳ nhông đuôi dài, 2 nét trên cùng là cái đầu con kỳ nhông, phần ở giữa vẽ cái thân con kỳ nhông, nét cong dưới cùng vẽ cái đuôi con kỳ nhông, vì kỳ nhông thường thay đổi màu rất nhanh, nên người Trung Quốc lấy nó để chỉ nghĩa màu sắc.
  • câu 54, bộ trĩ vẽ hình con thú đuôi dài, bên trên là cái đầu mõm nhọn và răng dài có thể phân thành: Đầu con thú = bộ nguyệt viết nghiêng, Lưng và đuôi con thú là nét cong bao bên ngoài, 4 chân con thú tượng trung = 2 nét cong bên trong.

Những loài thú ăn thịt, phần xương sống dài thường sẽ dùng bộ trĩ, ví dụ như: 豹,豺,豼,貇,貅,… Bộ kệ vẽ cái đầu còn lợn có mõm dài, thường được chỉ loài heo rừng. 

  • Câu 55, bộ thử là con chuột, trong cổ văn chữ này được thể hiện bằng hình vẽ con chuột sau đó diễn biến thành chữ như ngày ngay. Hiện nay để nhớ được chữ này bạn có thể nhớ theo cách thử thuộc bộ cữu = cái cối xay gạo. Con chuột xay gạo là dữ, cho nên lấy bộ cữu tượng trưng cho đầu của nó. Phần dưới vẽ ba nét dài bốn nét ngắn. Ba nét dài tượng trưng cho mình và đuôi con chuột, bốn nét ngắn tương ứng với bốn cái chân. 
  • Câu 56, bộ hương có nét vẽ bên trên là bộ hòa = cây lúa, bên dưới vẽ bộ cam nghĩa là ngọt ngào. Tựu chung lại là mùi bông lúa chín thơm tho và ngọt ngào.  

Bộ mễ vẽ như hình bông lúa, những chữ Hán có chứa bộ mễ thường chỉ các loại hạt, hạt nhỏ đến mức không nhìn thấy, ví dụ như 精,氣. Bộ triệt vẽ 1 ngọn cỏ, tượng trưng cho loài rêu. Bộ dụng vẽ hình 1 quả chuông, người xưa hay đặt nó trên bàn làm việc, khi cần gọi người hầu, người ở thì dùng tay nắm lấy lắc cho kêu. Bộ đấu vẽ hình 1 cái đấu đong gạo, người Trung Quốc cổ đại đong bằng đấu. 

  • Câu 57, bộ can là cái lá chắn hoặc dụng cụ dùng để dựng giáo mác thời xưa. Bộ công vẽ hình cái thước thợ, dụng cụ dùng để lấy góc vuông của người thợ Trung Quốc cổ đại.
  • Câu 58 59, bộ thị vẽ hình bàn thờ thời tiền sử, nên bộ thị hiện nay viết: Nét trên cùng là thức ăn cúng tế, nét ngang thứ hai là mặt bàn thờ, ba nét có chiều thẳng là vẽ chân bàn, hiện có hai cách vẽ được chấp nhận của bộ thị là 示礻
  • Câu 60, bộ ngọc vẽ một chuỗi ngọc, cổ văn viết Ngọc 玉 và Vương 王 giống nhau. Sau này để dễ phân biệt người ta thêm chấm nhỏ vào bộ ngọc để dễ phân biệt với chữ Vương.  

Bộ bối vẽ cái hình vỏ sò, hai nét dưới cùng là cái khớp của vỏ sò. Người cổ đại Trung Quốc trao đổi hàng hóa bằng vỏ sò, họ dùng vỏ sò thay thế tiền, vì thế bối còn có nghĩa mở rộng là tiền bạc, châu báu, đồ quý hiếm. 

Câu 61-70 Gồm 19 Bộ: 

61. ĐẬU (豆) LÀ BÁT ĐỰNG ĐỒ THỜ

62. SƯỞNG (鬯) CHUNG RƯỢU NGHỆ, DẬU (酉) VÒ RƯỢU TĂM.

63. Y (衣) LÀ ÁO, CÂN (巾) LÀ KHĂN

64. HỰU (又) BÀN TAY PHẢI, CHỈ (止) CHÂN TẠM DỪNG.

65. ẤT (乙) CHIM ÉN, TRÙNG (虫) CÔN TRÙNG

66. CHUY(隹) CHIM ĐUÔI NGẮN, VŨ (羽) LÔNG CHIM TRỜI.

67. QUYNH (冂) VÂY 3 PHÍA BÊN NGOÀI

68. VI (囗) VÂY BỐN PHÍA, KHẢM (凵) THỜI HỐ SÂU

69. PHỐC (攴) ĐÁNH NHẸ, THÁI (采) HÁI RAU

70. KỶ (几) BÀN, DUẬT (聿) BÚT, TÂN (辛) DAO HÀNH HÌNH.

Giải nghĩa

  • Câu 61, bộ đậu vẽ giống hình một loại dụng cụ đựng thức ăn của người Trung Quốc. Nét ngang bên trên vẽ cái nắp, bộ khẩu là phần thân đựng, 3 nét cuối là vẽ chân đế. 
  • Câu 62, bộ sưởng vẽ hình chung rượu dùng để cúng tế trong thời cổ. Có thể phân bộ sưởng thành: 鬯 Sưởng = 凵 (phần thân chứa rượu) + 乂 (2 lá nghệ) +丶丶丶丶(gạo/ngũ cốc) + 匕 (cái muôi để múc rượu). 

Bộ dậu 酉 vẽ hình 1 vò rượu, nếu ta nhìn vào chữ dậu酉tiểu triện, sẽ thấy khá giống 1 vò rượu. Trong văn tự cổ, Dậu酉có đôi khi chỉ nghĩa rượu, sau này người TQ phát minh ra can chi, họ lấy chữ Dậu酉 này làm chi Dậu (gà), và tạo mới ra chữ Tửu 酒= rượu bằng cách thêm vào 3 chấm 氵thủy.

  • Câu 63, bộ y vẽ một cái áo. Chữ y cổ rất giống với chiếc áo có hai ống tay, một vạt áo. Sau quá trình biến đổi tự dạng nó có hình dáng như ngày nay. Hiện nay bộ Y có 2 cách viết: 衣衤. Bộ cân vẽ hình 1 cái khăn 冂được treo trên cọc丨.冂+丨=巾
  • Câu 64, bộ hữu có ý nghĩa rất đặc biệt và quan trọng. Bộ Hựu vẽ hình bàn tay làm việc, bàn tay giỏi lao động. Lưu ý là bộ Hựu là chữ viết nên đã được giản lược nhiều, chỉ vẽ bàn tay với 3 ngón, hơn nữa rất khó nhận ra. Tuy nhiên ngày nay bộ Hựu đã được mượn dùng làm hư tự , nhưng trong các chữ ghép có chứa bộ Hựu, nó vẫn mang ý nghĩa là bàn tay lao động. Ví dụ: 叉反取奴,賢 (臤=Hiền=người giỏi việc, hiền nhân-chữ cổ)

Bộ chỉ tương tự như bộ Hựu, vẽ 1 bàn chân. Ngày nay chỉ cũng được mượn dùng làm hư tự, nghĩa là dừng lại, đình chỉ. Nhưng trong các chữ Hán có chứa bộ chỉ, nó thường có nghĩa là bàn chân. Ví dụ: 正,步,歸,歷

  • Câu 65 Bộ ất là một trong mười thiên can của Trung Quốc, nó chỉ có một nét. Bộ ất vốn là vẽ hình một con chim én, sau đó đã được mượn để chỉ thiên can. 

Bộ trùng vẽ hình con rắn hổ mang. Phần trên là chữ Trung giống như cái đầu con rắn hổ, hai nét bên dưới vẽ hình nó đang cuộn tròn. Ngày nay, bộ trùng được  dùng chung để chỉ các con vật trong thần thoại. 

  • Câu 66, chữ truy vẽ hình con chim đuôi ngắn, những bộ chỉ chim đuôi tương đối ngắn thường dùng bộ truy. Trong hệ thống chữ Hán, người ta dùng song song hai bộ truy và điểu để chỉ loài chim, một để chỉ đuôi ngắn và dài. Tuy nhiên đôi khi cũng có sự nhầm lẫn, sự phân biệt này không phải hoàn toàn chính xác. Ví dụ như chữ Kê = con gà, có thể viết là bộ truy, cũng có thể viết là bộ Điểu. 雞鸡

Bộ Vũ vẽ hình đôi cánh chim, hai dấu phẩy và hất bên trong tượng trưng như lông chim

  • Câu 67 – 68, bộ quynh vẽ cái khung vây ba phía. Bộ vi có nghĩa là bao vây, vẽ 1 cái khung vây 4 phía. Bộ khảm có nghĩa là cái hố sâu. Ta có thể thấy rõ điều này trong chữ hung: 凶 (hung ) = 凵 (khảm) + 乂. Người ta vẽ 1 cái hố chông để ngụ ý rằng rất “hung hiểm”, vậy nên khảm là hình cái hố sâu.
  • Câu 69, bộ phốc vẽ hình tay cầm que đánh, ý nghĩa bộ phốc khá đa dạng. Tuy nhiên thông thường là nghĩa dùng tay vỗ nhẹ, đánh nhẹ, hoặc động tác diễn ra nhanh chóng.  Ví dụ: 鼓 – bên phải vẽ bàn tay cầm que, bên trái vẽ hình cái trống. 

Bộ thái, nghĩa là hái rau, lựa chọn. Bên trên có bộ trảo, ngụ ý bàn tay hai rau, bên dưới vẽ bộ mộc ngụ ý loài thực vật: 采=爪+木

  • Câu 70, bộ kỷ vẽ hình cái bàn thờ cổ, bộ duật vẽ hình bàn tay đang viết. Bộ tân vẽ hình con dao dùng để thích chữ lên mặt của bọn quý tộc thời xưa dùng để tra tấn tội phạm. 

Các chữ Hán chứa Tân với nghĩa là dao hành hình :

  • 辜=古+辛 Vô tội, hình thanh, cổ chỉ âm đọc, tân chỉ nghĩa
  • 辠=罪=自+辛 Tội, cắt mũi, hội ý, tự = cái mũi, tân = con dao hành hình
  • 宰=宀+辛= Quan Tể, cai quản, bộ miên = cái nhà của quan, bộ tân = con dao hành quyết thể hiện quyền uy.

Câu 71-82 Gồm 25 Bộ: 

71. VĂN (文) LÀ CHỮ VIẾT, VĂN MINH

72. CẤN (艮) LÀ QUẺ CẤN, GIỐNG HÌNH BÁT CƠM.

73. MA LÀ QUỶ (鬼), TIẾNG LÀ ÂM (音),

74. CỔ (鼓) LÀ ĐÁNH TRỐNG, DƯỢC (龠) CẦM SÁO CHƠI.

75. THỊ (氏) LÀ HỌ CỦA CON NGƯỜI,

76. BỐC (卜) LÀ XEM BÓI, NẠCH (疒) THỜI ỐM ĐAU.

77. BÓNG LÀ SAM (彡), VẠCH LÀ HÀO (爻)

78. Á (襾) CHE, MỊCH (冖) PHỦ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) NGHĨA NAN.

79. SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) NÉT ĐƠN,

80. HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), THÌ DỒN NÉT ĐÔI.

81. VÔ (无) LÀ KHÔNG, NHẤT (一) MỘ THÔI

82. DIỄN CA BỘ THỦ MUÔN ĐỜI KHÔNG QUÊN.

Giả nghĩa

  • Câu 71, bộ văn vẽ hình một người đang đứng, thể hiện rõ nhất là phần thân mình. Văn nghĩa gốc là xăm mình, sau đó Văn mới có nghĩa thêm là văn tự, chữ viết văn minh,…
  • Câu 72, bộ cấn 艮 nghĩa gốc là bát ăn cổ của người Trung Quốc. 曰 là vẽ hình cái phần đựng thức ăn, nét ngang bên trong chỉ thức ăn. Phần bên dưới chữ Cấn vẽ hình cái chân của dụng cụ này. Đến khi phát minh ra kinh dịch, bát quái người Trung bèn mượn chữ cấn này để chỉ thuật ngữ quẻ cấn trong bát quái. Và nghĩa bát đựng thức ăn mất đi. 
  • Câu 73, bộ quỷ vẽ hình con ma, cái đầu rất to và hai chân dài  và cái lưỡi hái thần chết: 鬼=甶+儿+厶. Bộ âm 音 (âm thanh, tiếng) = 立 là người vừa biết đứng, biết đi  + 曰  bắt đầu tập nói ấy thì là Âm.
  • Bộ lập = đứng, có nghĩa là trẻ con mới chập chững bước đi.
  • Bộ viết = nói rằng, nói năng, có nghĩa là trẻ con bắt đầu tập nói. 

Chia sẻ phương pháp học 214 bộ thủ tiếng Trung phổ biến dễ nhớ

Ngoài việc học 214 bộ thủ tiếng Trung cơ bản bằng hình ảnh pdf hoặc qua thơ, bạn còn cần biết vận dụng và đưa bộ thủ vào ngữ cảnh hoặc một từ cụ thể. 

Đơn giản như khi phân tích một từ bạn sẽ phải nắm được từ đó gồm những bộ thủ gì và tự đoán nghĩa của từ đó trước khi tra từ điển. Ví dụ như từ ta được hai bộ tử và nữ . Ngụ ý rằng nếu một người phụ nữ đẻ được con trai thì đó là điều tốt, may mắn,… Hoặc phân tách từ ta được hai bộ thủ là bộ Miên   và bộ nữ . Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ ở trong nhà là an toàn nhất. Ngoài ra cũng có thể hiểu là trong một gia đình có bàn tay người phụ nữ vun vén thì sẽ an ổn và hạnh phúc.  

Bên cạnh đó,  khi học bộ thủ tiếng Trung thì bạn cần phải lưu ý một điều là không nên học riêng bộ thủ và không cần học tất cả 214 bộ thủ tiếng Trung. Vì 214 bộ thủ tiếng Trung là quá nhiều và bạn sẽ không nhớ và sử dụng hết được.  Mà hãy học bộ thủ bằng cách phân tách từng chữ, tìm mối liên hệ giữa các bộ thủ trong đó. Học theo cách này vừa giúp bạn hiểu được tường tận nghĩa của từ đó mà đồng thời còn biết rõ cách dùng của bộ thủ hơn.

Tại sao nên học 214 bộ thủ tiếng Trung? Học bộ thủ dùng để làm gì?

214 bộ thủ tiếng Trung

Mặc dù đã phân tích phần trên, tuy nhiên chắc chắn vẫn còn nhiều bạn thắc mắc là tại sao phải học 214 bộ thủ tiếng Trung, có nên học 214 bộ thủ tiếng Trung và bộ thủ dùng để làm gì? Hicado sẽ phân tích chi tiết hơn về ý nghĩa và tác dụng của bộ thủ tiếng Trung trong việc học chữ Hán cho các bạn dễ hiểu. 

  • Phân chia các loại chữ Hán

Công dụng đầu tiên dễ thấy nhất của bộ thủ là dùng để phân chia các loại chữ Hán. Bên cạnh đó còn giúp cho việc soạn từ điển dễ dàng hơn, những chữ cùng bộ sẽ được chia vào cùng một nhóm. Người tra chỉ cần đếm số nét phần còn lại của chữ để tìm trong từ điển là sẽ thấy. Tác dụng này giúp cho biên soạn từ điển chữ Hán được đơn giản và trở nên quy củ hơn. 

  • Biểu nghĩa

Mặc dù không đúng hết trong các trường hợp nhưng bạn cũng có thể dựa vào bộ thủ để đoán nghĩa hoặc đoán xem từ đó liên quan đến điều gì, nhóm nào.  Ví dụ: 病 (bệnh, bệnh tật) có bộ 疒 nạch (nǐ), ý chỉ từ này sẽ liên quan đến bệnh tật, 旦 (đán, sáng sớm) có bộ nhật (rì), chỉ thời gian trong ngày,… 

Một số ví dụ về việc học tiếng Hán thông qua bộ thủ

Việc học 214 bộ thủ tiếng Trung cũng giúp bạn ghi nhớ được từ vựng nhanh hơn thông quan phương pháp chiết tự. 

Một số ví dụ về chiết tự của từ thông qua bộ thủ

  • Chữ 狂 / Kuáng/ Cuồng, nghĩa: điên cuồng. Gồm bộ khuyển 犭(chó) và chữ Vương 王 (vua). Chó 犭mà đòi làm vua 王 thì điều này quá là điên cuồng 狂.
  • Chữ 众 /Zhòng/ Chúng, nhiều, đông. Gồm 3 bộ nhân 人 (người). Ba người 人 đứng gần nhau là bắt đầu trở nên đông đúc 众.
  • Chữ 吉 /Jí/ Cát, nghĩa: tốt đẹp, tốt lành, may mắn. Gồm chữ sĩ 士 (sĩ tử – người có ăn học, học trò/ nho sĩ) và bộ khẩu 口 (cái miệng). Cái miệng 口 của người sĩ tử 士 luôn nói những lời tốt đẹp 吉.
  • Chữ 折 /Zhé/ Chiết, nghĩa: chặt, chẻ, bẻ gãy, gấp,… gồm bộ thủ 扌(tay) và chữ cân 斤 (cái rìu). Tay 扌 cầm cái rìu 斤 để chặt đứt 折 thân cây.

Bài viết trên đây Hicado đã giới thiệu đến các bạn 214 bộ thủ tiếng Trung một cách chi tiết và rõ ràng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn khái quát, đầy đủ cũng như nắm được cách học, cách viết bộ thủ và hiểu được ý nghĩa của nó trong học chữ Hán. Để học từ vựng nhanh hơn, bạn hãy thường xuyên luyện viết, tập viết các bộ thủ tiếng Trung thông dụng thường dùng, việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh cách viết và nghĩa của từng bộ hơn đó. 

 

Tặng Khóa học "21 Ngày Xóa Mù Tiếng Trung" miễn phí 100%

Dành cho 20 người đăng ký đầu tiên trong tuần này

Bấm vào đây để nhận khóa học miễn phí

Đăng ký ngay