fbpx

Bảng chữ cái tiếng Trung full dành cho người mới học đầy đủ và chi tiết nhất

Bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc hay còn gọi là bảng Pinyin – phiên âm tiếng Trung. Là bảng chữ cái Latin của chữ Hán dành riêng cho việc học phát âm trong tiếng Trung. Trên thực tế, tất cả những ai học tiếng Trung bao gồm cả giản thể hoặc phồn thể. Đều sẽ học phát âm thông qua bảng chữ cái pinyin này. Bảng phiên âm ra đời hỗ trợ rất nhiều cho người học tiếng Hoa. Kể cả người Trung Quốc hay người nước ngoài. Dưới đây Hicado sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn học bảng chữ cái cho người mới học chi tiết nhất nhé!

Giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái Pinyin là gì? Pinyin chính là phiên âm của chữ 拼音 – dịch ra tiếng Việt Nam gọi là bính âm. Đây là tên gọi của việc dùng các chữ cái la tinh ghi lại cách phát âm tiếng Trung.

Nguồn gốc bảng chữ cái tiếng Trung

Như đã biết, tiếng Trung hay Hán ngữ là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới. Hệ thống chữ viết này khác biệt hoàn toàn với các hệ thống chữ viết khác. Chữ viết của chữ Hán được thể hiện dưới ký tự tượng hình. Tức được thể hiện bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm.
Qua thời gian chữ Hán tiếp tục phát triển và tiến hóa thành nhiều phiên bản khác nhau. Hiện nay chúng ta có thể thấy được những biến thể như: Hán tự, Hán Nôm,… Mặt khác chữ Hán truyền thống tương đối khó học và khó nhớ. Khiến cho tỉ lệ mù chữ ở Trung Quốc tăng cao những năm thế kỷ 19. Do đó mà đến giữa thế kỷ thứ 20 khi chữ Hán giản thể ra đời nhằm giảm tỉ lệ mù chữ. Đồng thời bảng chữ cái tiếng Trung phiên âm cũng được ra đời theo để giúp việc học chữ Hán được dễ dàng hơn.

Có những loại bảng chữ cái nào?

Trong bảng chữ cái tiếng Trung sẽ được chia theo các đầu bảng chữ cái dưới đây để thuận tiện cho việc theo dõi. Đây chủ yếu là những chữ cái xuất hiện nhiều và có thể ghép vần được với hầu hết những chữ còn lại.

Bảng chữ cái a và e

Bảng chữ cái tiếng Trung a và e

Bảng chữ cái theo o và i

Bảng chữ cái tiếng Trung o và i

Bảng chữ cái u và ü

Bảng chữ cái tiếng Trung u và uy

Khi mới bắt đầu học phát âm nên học bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung nào?

Bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung

1. Vận mẫu hay nguyên âm

Trong bảng chữ cái tiếng Trung vận mẫu có thể hiểu là chính phụ âm phần vần của một âm tiết. Đây cũng là thành phần cơ bản bắt buộc tạo nên một âm tiết. Cũng giống như tiếng Việt, có thể trong một âm tiết thiếu đi thanh mẫu hoặc thanh điệu. Nhưng tuyệt nhiên không thể thiếu phần vận mẫu. Trong tiếng Trung gồm có 35 vận mẫu được chia thành 3 loại: vận mẫu kép, vận mẫu đơn, vận mẫu âm mũi. Cụ thể:

  • 6 Vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ü
  • 13 Vận mẫu kép: ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei
  • 16 vận mẫu âm mũi: an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen (un), ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng.
  • 1 vận mẫu âm uốn lưỡi er

2. Thanh mẫu

Về thanh mẫu trong tiếng Trung gồm có 23 thanh mẫu và được chia thành 6 nhóm bao gồm:

Thanh mẫu trong tiếng Trung

Dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu người ta chia thanh mẫu thành các nhóm sau:

Nhóm âm hai môi và răng môi

b Đọc giống p trong tiếng Việt
p Đọc tương tự p trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh khi đọc
f Đọc tương tự chữ ph
m Đọc như m

Nhóm âm đầu lưỡi

d Đọc tương tự như chữ t trong tiếng Việt nhưng cần bật hơi nhẹ
t Đọc như chữ th trong tiếng Việt nhưng đây là âm bật hơi nên ta cần đẩy mạnh luồng hơi ra.
n Vẫn đọc như chữ n trong bảng tiếng Việt.
l Tương tự như phát âm l trong tiếng Việt.

Nhóm âm cuống lưỡi

g Đọc như c, tuy nhiên khi phát âm sẽ mạnh và dứt khoát hơn. Khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng sát cao ngạc mềm, sau đó hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài một cách nhanh chóng.
k Đọc tương tự kh nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi thật mạnh.
h Khi phát âm, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang ma sát đi ra. Âm khi phát ra sẽ có âm giữa kh và h trong tiếng Việt.

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z Đọc tương tự như chữ tr trong tiếng Việt, khi phát âm đầu lưỡi đẩy áp sát chân răng hàm trên, hơi tắc sát và không đưa hơi.
c Đọc như z ở trên nhưng bật hơi mạnh hơn
s Cách phát âm gần giống z nhưng đọc nhẹ hơn, âm thanh ma sát giữa lưỡi và hàm trên.

Nhóm âm đầu lưỡi sau

zh Gần giống với z, nhưng khi phát âm sẽ dùng đầu lưỡi bịt tắc hơi lại sau đó hạ lưỡi xuống cho khí thoát ra ngoài.
ch Vị trí đặt âm của âm này giống như âm “zh” nhưng cần bật hơi mạnh ra ngoài.
sh Cách phát âm gần tương tự zh nhưng bật hơi mạnh hơn.
r Đọc tương tự như r trong tiếng Việt nhưng đầu lưỡi không được rung

Nhóm âm mặt lưỡi

j Đọc như ch trong tiếng Việt.
q Phát âm tương tự  “j”, tuy nhiên cần bật hơi mạnh ra ngoài.
x Đọc như x trong tiếng Việt. Khi phát âm mặt lưỡi trên tiếp xúc phần lợi hàm trên, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng và đẩy mạnh ra ngoài.

3. Thanh điệu

Trong Tiếng Trung gồm có 4 thanh điệu cơ bản là thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4.

Thanh điệu trong tiếng Trung

  • Thanh 1: dấu “ ˉ ” : Đọc như các từ không dấu trong tiếng Việt, giọng cao và bình bình, đọc kéo dài âm ra, ví dụ /bā/
  • Thanh 2: dấu“ ˊ ”: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt, đọc từ thấp đến cao. VD: /bá/
  • Thanh 3: dấu “ ˇ ”: Đọc gần giống dấu hỏi trong tiếng Việt và thanh nặng nhưng kéo dài. Đọc từ thấp rồi uốn lên cao vừa, ví dụ /bǎ/
  • Thanh 4 ghi thành “ ˋ ”: Đọc giống thanh huyền trong tiếng Việt. Đọc từ cao xuống thấp, ví dụ /bà/

Ngoài ra, trong tiếng Trung còn có thêm Thanh nhẹ, không có dấu. Đọc gần giống với thanh 1 tuy nhiên không kéo dài như thanh 1, đọc nhẹ và ngắn ví dụ như bo, ba.

Học bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung, luyện đọc Pinyin

Học bảng chữ cái tiếng Trung và luyện đọc Pinyin đúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng để bạn có thể học giao tiếp tốt. Bởi khi đọc đúng bảng chữ cái chữ cái tiếng Trung, luyện đọc phiên âm tốt. Thì sau này bạn học giao tiếp mới nói chuẩn được. Vậy thì làm thế nào để học bảng chữ cái tiếng Trung?

Nguyên lý đọc phiên âm pinyin và bảng chữ cái tiếng trung

Muốn phát âm được tiếng Trung bạn cần tuân thủ quy tắc của bảng phiên âm tiếng Trung. Nguyên tắc này khá đơn giản, được đưa ra nhằm đảm bảo việc phát âm được chuẩn và dễ dàng hơn cho người đọc bắt trước. Một số các quy tắc đọc phiên âm cụ thể:

  • Phụ âm ghép với nguyên âm tạo thành 1 từ.
  • Nguyên âm riêng rẽ cũng có thể đại diện cho 1 từ ví dụ: a: 啊
  • Khi phát âm sẽ là sự kết hợp giữa phụ âm – nguyên âm tạo ra cách đọc chính xác của một từ.
  • Đọc đúng thanh điệu. Bởi thanh điệu sẽ tạo ra sự khác biệt cho các phiên âm được viết giống nhau.
  • Một số quy tắc biến âm sẽ khiến cho cách đọc các âm Pinyin bị biến đổi.

Có phải việc học theo bính âm lúc nào cũng chính xác?

Việc học theo bính âm trong bảng chữ cái tiếng Trung không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Bởi trong nhiều trường hợp thực tế có rất nhiều các từ, cụm từ bị thay đổi khi phát âm, tùy người nói. Do đó nếu đọc y hệt như phiên âm thì chắc chắn nghe sẽ rất khô khan và máy móc.

Có thể nói, tiếng Trung là một ngôn ngữ tương đối phức tạp. Có hệ thống biến thanh điệu rất phong phú. Chính vì thế, đối với những người học tiếng Trung lâu, việc học chữ Hán thuần không Pinyin sẽ dễ hơn có Pinyin.

Tuy nhiên, bản chất hệ thống chữ cái Pinyin ra đời là để hỗ trợ người mới học. Và mặt khác sẽ giúp người ta tìm kiếm từ vựng sẽ dễ và đọc được đúng từ cần tìm.

Một số lưu ý khi học bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung

Bộ thủ trong tiếng Trung

Bộ thủ trong tiếng Trung là công cụ giúp bạn có thể tự đoán được nghĩa của từ một cách nhanh nhất. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu giúp bạn nhớ được mặt chữ, nét chữ một cách chính xác và lâu. Vậy thì trong tiếng Trung bộ thủ là gì và nó có vai trò gì. Theo trang Wikipedia bộ thủ trong tiếng Trung được định nghĩa như sau:

Một bộ thủ trong tiếng Trung là thành tố đồ họa của chữ Hán trong truyền thống. Để sắp xếp các chữ trong từ điển tiếng Trung. Thành tố này thường dùng để chỉ nghĩa của chữ, mặc dù trong một vài trường hợp. Mối liên kết với nghĩa gốc của chữ cũng mất dần khi nghĩa thay đổi theo thời gian.

Các ví dụ về những chữ có bộ Thủ như:

  • 液 – yè: dịch – chất lỏng
  • 河 – hé: hà – sông
  • 泡 – pào: bào – bong bóng hay bọt nước.

Bính âm (Pinyin) – Bảng chữ cái tiếng Trung cho người nước ngoài

Trong hệ thống chữ Hán không có bảng chữ cái như các loại ngôn ngữ khác. Tuy nhiên nhằm giúp người mới học học được chữ Hán dễ dàng. Năm 1950s bảng chữ cái tiếng Trung Bính âm đã ra đời. Đây là tên gọi của việc dùng các chữ cái la tinh ghi lại cách phát âm tiếng Trung.

Bính âm thường được dùng trong việc dạy học tiếng Quan Thoại viết bằng chữ Hán. Được dùng chủ yếu tại Trung Quốc và một phần ở Đài Loan, Macao,..

Khi học tiếng Trung bạn sẽ thấy những từ mô tả bằng chữ Latin đặt bên cạnh chữ Hán. Ví dụ như:

  • 门 mén: môn
  • 影 yǐng: ảnh
  • 视 shì: thị

Bính âm thường có các thanh điệu để giúp người học phát âm chữ Hán mà nó biểu thị. Đồng thời cũng giống như tiếng Việt, chữ Hán cũng sẽ bao gồm các thành phần là nguyên âm và phụ âm. Mỗi chữ tiếng Trung sẽ được tạo thành bởi một phụ âm và một nguyên âm. Thanh điệu được đặt phía trên phần cuối. Gồm có 21 phụ âm và 37 nguyên âm để tạo thành Bính âm.

Lưu ý khi sử dụng Bính âm

Bính âm là một công cụ rất hữu hiệu trong việc học tiếng Trung. Đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu học. Tuy nhiên cũng có một vài lưu ý cho bạn khi bắt đầu học bính âm như sau:

  • Nên học về từng bộ phận cấu thành bính âm trước khi học bính âm chỉnh thể. Bước đầu bạn nên học các thanh âm, cách phát âm nguyên âm và phụ âm. Bởi khi nắm được nguyên tắc phát âm bạn sẽ có thể đọc được từ Hán theo bính âm của nó.
  • Không nên học tiếng Trung dựa trên tiếng Anh. Mặc dù có khá nhiều nguyên âm và phụ âm trong Bính âm có cách đọc tương tự như tiếng Anh. Mà hãy tiếp cận và học bằng chính cách phát âm của Bính âm đó.
  • Đừng cố gắng “việt hóa” cách phát âm của bính âm sang tiếng Việt. Vì nó sẽ làm biến đổi hoàn toàn cách phát âm đúng của chữ đó. Khiến người nghe không hiểu được bạn đang nói gì.

Trên đây là những chia sẻ của Hicado về bảng chữ cái tiếng Trung. Có thể bạn không cần quá giỏi về mặt cấu trúc ngữ pháp. Nhưng chắc chắn từ vựng tiếng Trung và kỹ năng giao tiếp là điều tối thiểu bạn cần phải có trong giao tiếp hội thoại. Việc học tiếng Trung giao tiếp thành thạo sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm cũng như thăng tiến trong sự nghiệp. Để nâng cao khả năng tiếng Trung của mình, bạn đừng bỏ qua khóa học tiếng Trung siêu trí nhớ tại Hicado – đạt HSK6 chỉ trong một năm nhé!

Nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc học tiếng Trung online thì đừng quên hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất.

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC TẾ HICADO
Đào tạo ngoại ngữ, tư vấn du học & việc làm Số 1 tại Hà Nội

Trụ sở

Địa chỉ: Số nhà 43, ngách 322/76, Nhân Mỹ, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0912 444 686 – Email: hicado.vn@gmail.com

Wechat: hicado

Văn phòng đại diện

VPĐD tại Hải Dương: Số 61, đường Chu Văn An, thị trấn Thanh Miện, Hải Dương

VPĐD tại Hưng Yên: Số 88, Chợ Cái, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPĐD tại Lào Cai: Số 244 – đường Nguyễn Huệ – Phường Phố Mới – TP Lào Cai

Tặng Khóa học "21 Ngày Xóa Mù Tiếng Trung" miễn phí 100%

Dành cho 20 người đăng ký đầu tiên trong tuần này

Bấm vào đây để nhận khóa học miễn phí

Đăng ký ngay