fbpx

Những từ tiếng Trung phát âm giống Tiếng Việt thú vị bạn nên biết

những từ tiếng trung phát âm giống tiếng việt

những từ tiếng Trung phát âm giống Tiếng Việt rất thú vị và nếu bạn hiểu được nguyên tắc này và áp dụng khi học tiếng Trung thì bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Sự tương đồng ngôn ngữ này có lợi ích cho người Việt học tiếng Trung không, hãy cùng Hicado trả lời câu hỏi đó qua bài viết dưới đây nhé!

Tiếng Trung và Tiếng Việt giống nhau như thế nào?

Tại sao tiếng Việt và tiếng Trung có sự tương đồng?

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng trong nhiều lĩnh vực: Từ phong tục tập quán, văn hóa cho đến sự giống nhau về ngôn ngữ.

Tại sao hai nước lại có nhiều sự giống nhau như vậy? Thứ nhất, hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước láng giềng đã có sự giao lưu tiếp xúc từ rất lâu đời. Thứ hai, đất nước Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ hơn một nghìn năm Bắc Thuộc xâm lược đô hộ. Chính giai đoạn này đã để lại rất nhiều dấu ấn về phong tục, văn hóa và ngôn ngữ của người Hán ảnh hưởng đến văn hóa và ngôn ngữ của đất nước Việt Nam cho đến tận ngày nay. Tuy người Việt vẫn giữ được truyền thống và bản sắc dân tộc riêng, nhưng không thể phủ nhận ảnh hưởng và tác động của người Hán, đặc biệt là ảnh hưởng về ngôn ngữ. Cũng do đó mà tiếng Việt và tiếng Trung có nhiều điểm tương đối giống nhau.

Vậy tiếng Việt và tiếng Trung có những điểm tương đồng với nhau như thế nào? Điều này có giúp ích cho người Việt khi học tiếng Trung không? Hãy cùng Hicado tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

Phát âm

Điểm giống nhau đầu tiên giữa tiếng Việt và tiếng Trung thì đây đều là 2 ngôn ngữ có THANH ĐIỆU. Nhưng số lượng thanh điệu và đặc điểm thanh điệu của từng ngôn ngữ có sự khác nhau.

Đối với tiếng Việt có tổng cộng 6 thanh điệu còn với tiếng Trung có 4 thanh điệu chính và 1 thanh điệu nhẹ.

Để so sánh sự giống nhau giữa các thanh điệu của tiếng Trung và tiếng Việt, hãy cùng Hicado theo dõi bảng so sánh ngay dưới đây. Đồng thời Hicado sẽ đưa thêm ví dụ những từ tiếng Trung phát âm giống Tiếng Việt:

Thanh điệu Dấu 1 Dấu 2 Dấu 3 Dấu 4 Dấu nhẹ
Thanh ngang Thanh ngang
Dấu ngang trong Tiếng Việt có đặc điểm phát âm khá giống dấu 1 trong tiếng Trung (ngữ điệu bằng bằng)Ví dụ:Tiếng Việt: “thang” trong từ “cầu thang”Tiếng Trung:
汤- tāng
Thanh sắc Dấu sắc trong tiếng Việt có đặc điểm phát âm tương đồng với thanh 2 (ngữ điệu tăng lên) giống dấu sắc.

Ví dụ:

Tiếng Việt: “láng” trong từ “láng giềng:

Tiếng Trung:
狼 -láng

Thanh hỏi Dấu hỏi trong tiếng Việt có phát âm khá tương đồng với thanh 3 trong tiếng Trung (ngữ điệu xuống rồi lên lại)

Ví dụ:

Tiếng Việt: “hảo” trong từ “hảo hán)

Tiếng Trung:

好- hǎo

Thanh huyền Dấu huyền trong tiếng Việt lại có phát âm khá giống với thanh 4 trong tiếng Trung (ngữ điệu bắt đầu cao và đi xuống rất nhanh)

Ví dụ:

Tiếng Việt: “đào” trong từ “đào tạo”

Tiếng Trung:

到- dào

Thanh ngã Dấu ngã trong tiếng Việt và thanh nhẹ trong tiếng Trung có điểm tương đồng về phát âm ngắn và ngữ điệu thấp hơn các dấu khác

Một số lỗi sai phổ biến của người học phát âm tiếng Trung:

1. Đối với dấu 3 trong tiếng Trung (có ngữ điệu đi xuống rồi lên lại) thì khi đọc đọc từ trong câu mà có từ đằng sau thì dấu 3 sẽ đọc ngắn lại và hơi phát âm sẽ thu huepj đi (ngữ điệu đi xuống nhưng đoạn đi lên bị rút ngắn lại).

2. Lỗi tiếp theo là lỗi phát âm thanh nhẹ. Nhiều người học phát âm tiếng Trung thường nhầm lẫn những từ không mang thanh điệu và phát âm những từ đó thành dấu 1. Điều này dẫn đến ngữ điệu khi phát âm sẽ không được tự nhiên. Cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, bạn chỉ cần hiểu rõ rằng “thanh nhẹ” thực chất không phải là một thanh điệu. Vì vậy khi bắt gặp những từ không có thanh điệu, bạn hãy phát âm với độ nhẹ và ngắn lại để tránh phát âm nhầm sang thanh 1.

Tiếp theo là về phụ âm và nguyên âm. trong tiếng Việt có tổng cộng là 21 phụ âm còn tiếng Trung có 25 phụ âm trong đó có 13 phụ âm giống nhau.

Dưới đây là danh sách các phụ âm tiếng Trung khó phát âm và nhiều người học tiếng Trung rất dễ nhầm lẫn:

Pinyin IPA Ví dụ
1.K kh
2.P ph
3.Sh ʂ
4. Z ts
5. C tsh
6. Zh
7. Ch tʂh 穿
8. X ɕ 西
9. Q tɕh

Các âm trong tiếng Trung có điểm đặc biệt khá giống với tiếng Anh đó là nhiều âm được phân biệt bởi nó là âm bật hơi hay không bật hơi. Đặc điểm này không phổ biến trong tiếng Việt cho nên nhiều người Việt học tiếng Trung và cả tiếng Anh cũng hay nhầm lẫn khi phát âm những âm bật hơi hoặc âm không bật hơi. Nếu bạn để ý trong bảng phiên âm quốc tế (IPA) thì những âm bật hơi được đại diện bằng một chữ “h” nhỏ phía bên trên như: kh, ph, tsh, tʂh, tɕh  tương ứng đại diện cho các âm “p, t, k, ch, c, q”. Đặc biệt quan trọng là đối với những bạn mới bắt đầu học phát âm tiếng Trung cần phải chú ý ghi nhớ thật kỹ phiên âm của các từ đó, từ nào bật hơi, từ nào không bật hơi, để khi đó ghép từ vào trong câu phát âm mới chuẩn.

Từ vựng

Các bạn có biết rằng một số từ như: phu nhân, thảo mộc, bằng hữu, huynh đệ,… là những từ có gốc Hán Việt. Hiện nay một số lượng từ Hán Việt khá lớn đang tồn tại ở trong ngôn ngữ tiếng Việt. Nguyên nhân chính là do lịch sử phong kiến từ hàng nghìn năm trước thì tiếng Hán đã ảnh hưởng tương đối tới ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta hiện nay.

Một số nguồn báo nghiên cứu và cho kết quả rằng tỷ lệ từ Hán Việt chiếm hơn 30% trong tiếng Việt hiện đại. Do đó mà nhiều người học tiếng Trung sẽ cảm thấy có nhiều từ Hán Việt sẽ giống với tiếng Trung.

Tuy nhiên điều này lại là một lợi ích khá lớn dành cho người Việt học tiếng Trung hoặc ngược lại nếu bạn biết cách áp dụng chúng. Với sự khá giống nhau về hệ ngôn ngữ nên người Việt có thể học tiếng Trung dễ dàng hơn so với người sử dụng hệ ngôn ngữ khác học tiếng Trung.

Một ví dụ như chữ 和 (Hé) trong tiếng Trung có nghĩa là “hòa” trong tiếng Việt, từ đó ta có thể mở rộng vốn từ vựng lên như 和平 (Hépíng) – hòa bình, 和尚 (Héshàng) – hòa thượng. Cho nên nếu có một từ khác mà bạn không biết thì có thể bạn cũng sẽ dự đoán được nó phát âm như thế nào. Tuy nhiên có thể không nói đúng 100% từ đó nhưng người ta vẫn có thể hiểu bởi vì nó tương đối giống nhau.

Cách sử dụng

Đầu tiên, về mặt cấu trúc các thành phần trong câu thì tiếng Trung và tiếng Việt đều tương đối giống nhau. Hai ngôn ngữ đều có các thành phần như: Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ và định ngữ.

Tiếp theo, cách sắp xếp vị trí các thành phần đó trong câu của hai ngôn ngữ này về cơ bản khá giống nhau, như là chủ ngữ đứng trước vị ngữ theo sau, hay tân ngữ nằm sau động từ để bổ sung cho động từ.

Ví dụ:

我走路到学校 – Tôi đi bộ đến trường

她学中文 – Cô ấy học tiếng Trung Quốc

>>> Xem thêm: Học tiếng Trung siêu trí nhớ với phương pháp siêu trí nhớ

Những từ tiếng Trung phát âm giống tiếng Việt

Chúng ta đã cùng nhau điểm qua một vài những từ tiếng Trung phát âm giống Tiếng Việt. Ngay dưới đây là một số từ vựng tiếng Trung có phát âm giống tiếng Việt đến mức bạn nghe từ này hoàn toàn có thể đoán nghĩa tiếng Việt của từ đó. Hãy cùng Hicado tìm hiểu ngay nhé!

STT Từ Tiếng Trung Phiên âm Từ Tiếng Việt
1 安全 /Ānquán/ An toàn
2 奥黛 /Ào dài/ Áo dài
3 巩固 /gǒnggù/ Củng cố
4 浪漫 /Làngmàn/ Lãng mạn
5 准备 /zhǔnbèi/ Chuẩn bị
6 利用 /Lìyòng/ Lợi dụng
7 公安 /Gōng’ān/ Công an
8 劳工 /láogōng Lao công
9 浪费 /Làngfèi/ Lãng phí
10 讨论 /tǎolùn/ Thảo luật
11 奋斗 /fèndòu/ Phấn đấu
12 平安 /píng ān/ Bình an
13 安康 /Ānkāng/ An khang
14 注意 /Zhùyì/ Chú ý
15 广告 /Guǎnggào/ Quảng cáo
16 双喜 /shuāngxǐ/ Song hỷ
17 宝贝 /bǎobèi/ Bảo bối
18 浪费 /làngfèi/ Lãng phí
19 富贵 /fùguì/ Phú quý
20 好汉 /hǎohàn/ Hảo hán
21 公开 /gōngkāi/ Công khai
22 公正 /gōngzhèng/ Công chứng
23 海关 /hǎiguān/ Hải quan
24 检查 /jiǎnchá / Kiểm tra

Trên đây là tổng hợp những từ tiếng Trung phát âm giống tiếng Việt khá thú vị mà bạn nên biết. Đặc biệt với người Việt học tiếng Trung đây sẽ là lợi ích khá lớn giúp cho việc học từ vựng vừa thú vị hơn, lại vừa hiệu quả hơn đúng không nào. Hicado hi vọng qua bài viết này bạn sẽ thêm yêu thích hơn ngôn ngữ Trung Quốc và đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo tại Hicado nhé!.

Tặng Khóa học "21 Ngày Xóa Mù Tiếng Trung" miễn phí 100%

Dành cho 20 người đăng ký đầu tiên trong tuần này

Bấm vào đây để nhận khóa học miễn phí

Đăng ký ngay