Theo thống kế có đến hơn 80% người học gặp khó khăn trong việc nhớ chữ Hán. Điều này cũng dễ hiểu bởi chữ chán là chữ tượng hình, nội hàm văn hóa ẩn chứa trong nó rất sâu sắc. Một hệ thống chữ viết khác hoàn toàn với chữ Latin chúng ta đã và đang được học. Nếu không có phương pháp học thì rất khó để chúng ta có thể nhớ lâu chữ Hán được. Và điều này không chỉ người nước ngoài gặp phải mà thậm chí đến người Trung cũng không biết cách viết một số chữ. Hôm nay Hicado sẽ chỉ cho các bạn cách nhớ tiếng Trung bằng phương pháp chiết tự chữ Hán. Một phương pháp nghiên cứu và phân tích chữ Hán cực kỳ hiệu quả.
Table of Contents
Chiết tự chữ Hán là gì?
Chiết là bẻ gãy, tự là chữ; chiết tự là chữ được phân tích ra. Như vậy chiết tự chữ Hán được hiểu là phân tách một chữ Hán ra thành nhiều phần nhỏ. Rồi phân tích từ các thành phần đó đến giải thích nghĩa cho toàn phần.
Chiết tự chữ Hán được nảy sinh trên cơ sở nhận thức về tính tượng hình của chữ Hán. Cụ thể là dựa trên cách ghép các bộ thủ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Có thể nói chiết tự chính là phân tích và vận dụng chữ Hán một cách linh hoạt, sáng tạo. Hơn hết, nó không chỉ dừng lại ở việc phân tích hình thức thuần túy. Mà nó còn phân tích cả địa hạt văn chương và đặc biệt hơn là các trò chơi tài trí sâu sắc, thú vị.
Cấu tạo chữ Hán – Tổng hợp Lục thư 六書 (6 phép hình thành chữ Hán)
Trước khi đi vào phân tích cấu tạo chữ Hán, hãy cùng Hicado đi tìm hiểu về sự hình thành Hán tự như thế nào. Chữ Hán hay Hán tự được các nhà khảo cổ phỏng đoán ra đời muộn nhất vào thời kỳ nhà Thương. Tức khoảng 1800 năm TCN.
Lịch sử chữ Hán trải qua các thời kỳ: Chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ TRiện, chữ Lệ, chữ Khải và hiện nay là chữ Thư. Trong đó chữ Giáp cốt là chữ Hán cổ nhất, được viết trên các mai rùa hay xương thú vật. Đặc biệt có hình dáng giống với những vật thật quan sát được nhất. Còn về chữ Thư có cấu tạo ra sao? Tại sao lại gọi là “Lục thư”? Đơn giản có thể hiểu là chữ Hán đều được lập thành theo 1 trong 6 phương pháp dưới đây nên gọi là “Lục thư”. Đây cũng là một trong những cơ sở để hình thành nên phương pháp chiết tự chữ Hán.
Tượng hình 象形
Tượng hình là phép vẽ ẩn dụ hình tượng của các vật để tạo nên nét chữ. Có thể thêm hoặc bớt các nét cấu tạo nên chữ.
Ví dụ:
- 日 Nhật (mặt trời): Nguyên thủy là hình tròn, trong có lằn sáng nhấp nháy là chữ nhất 一, một nét thuộc dương. Mặt trời còn được gọi là thái dương.
- 月 Nguyệt (mặt trăng): Nguyên thủy là hình mặt trăng khuyết, bên trong có chữ nhị 二, hai nét thuộc âm. Mặt trăng cũng gọi là thái âm.
- 人 Nhân (người): Là hình người đứng dang hai chân.
- 木 Mộc (cây): Là hình một cái cây có gốc, rễ, thân, cành
Chỉ sự 指 事 (còn gọi là Tượng sự 象事)
Chỉ sự là phép chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, nhìn mà xét ra ý.
Ví dụ:
- 上 Thượng (ở trên): Lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dưới lên trên.
- 下 Hạ (ở dưới): Nét ngang dài làm mốc, nét ngang nhỏ ở dưới chỉ một vị trí ở dưới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dưới.
- 本 Bản (gốc cây): Nét ngang nhỏ phía dưới chữ mộc chỉ rõ đó là phần gốc cây.
- 末 Mạt (ngọn cây): Nét ngang phía trên chữ mộc chỉ rõ đó là phần ngọn cây.
Hội ý 會意 (hay còn gọi là Tượng ý 象意)
Hội y hay hợp ý của từng phần lại của một chữ để hình thành nghĩa mới.
Ví dụ:
- 林 Lâm (rừng): Hai chữ 木 mộc, ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành rừng.
- 男 Nam: Tạo thành bởi chữ 田 điền + 力 lực
- 好 Hảo: Gồm chữ 女 nữ + 子 tử
- 课 Khóa (bài học): Gồm chữ ngôn (lời nói) và 果 quả (kết quả)
- 是 thị (đúng, lẽ phải): Gồm chữ nhật 日 và chữ chính 正
- 看 khán (xem, nhìn): Gồm chữ thủ 手(tay và chữ mục (mắt)目
Chuyển chú 轉注
Chuyển chú có nghĩa là mượn nét của chữ có sẵn. Đem thay hình đổi dạng thành chữ khác nhưng có nghĩa gần gũi.
Ví dụ:
- 長 Trường là dài / Trưởng là lớn, trưởng thành. Do chữ長 trường đọc thành “trưởng”. Hai âm “trường” / “trưởng” và hai nghĩa “dài” / “lớn” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.
- 中 Trung là trúng, đúng/ở giữa, trong. Vốn do chữ中 “trúng” chuyển chú thành “trung”. Hai âm “trúng”, “trung” và hai nghĩa “bắn trúng”, “ở giữa” tuy đã chuyển biến nhưng vẫn cùng một ý. Khi bắn trúng, mũi tên ghim vào giữa cái bia.
Giả tá 假借 (mượn sai)
Giả tá là các từ mượn thanh để gửi sự. Biến thành âm và nghĩa hoàn toàn khác với từ ban đầu. Không có quan hệ duyên do suy diễn.
Ví dụ:
- 烏 Ô = con quạ đen. Được mượn làm chữ “ô” trong烏乎 ô hô = than ôi.
- 令 Lệnh trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh”. Được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh”.
- 說 là vui. Do chữ 說 thuyết = nói, giả tá đọc là “duyệt”.
Hài thanh 諧聲 (hay còn gọi là 形聲 Hình thanh, hay 象聲 Tượng thanh)
Hài thanh, tượng thanh có thể hiểu là láy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành. Đây là cấu trúc thông dụng nhất để hình thánh Hán tự. Chữ hài thanh gồm một phần chỉ nghĩa và một phần chỉ thanh. Vị trí của hai phần này sẽ được thay đổi linh hoạt theo chữ, bao gồm 8 loại như sau:
1- Nghĩa bên trái, thanh bên phải
- 河 Hà /hé/: Sông (thường dùng ở miền Hoa Bắc), gồm chữ 水 Thủy + 可 /kě/Khả
- 棚 Bằng /péng/: Căn phòng, gồm chữ 木 Mộc + 朋 Bằng /péng/
- 请 Thỉnh /qǐng/: Mời, gồm chữ 言 ngôn + 青 thanh /qīng/
- 馆 Quán /guǎn/. Quán, gồm chữ 食 thực + 官 quan guān
- 们 Mân /men/: Cửa, gồm chữ 人 nhân + 门 môn /mén/
2- Nghĩa bên phải, thanh bên trái
- 鴉 (鸦) /Nha/: Con quạ khoang, gồm 牙Nha + 鳥 Điểu (鸟)
- 郡: Quận một khu đất chi theo địa giới hành chính, gồm 君 Quân + 邑 Ấp
3- Nghĩa ở trên, thanh ở dưới
- 芳 /fāng/ Phương: Cỏ thơm, gồm 草 Thảo (thủa xưa viết là艸) + 方 Phương /fāng/
- 筒 /tóng/ Đồng: Ống tre, ống trúc, gồm nghĩa: 竹 Trúc + thanh: 同 /tóng/
4- Nghĩa ở dưới, thanh ở trên
- 婆 /Pó/ Bà: Phụ nữ lớn tuổi, gồm 女 Nữ + 波 Ba (sóng)
- 勇 /Yǒng/ Dũng: Mạnh, gồm 力 Lực + 甬 Dũng
5- Nghĩa ở ngoài, thanh ở trong
- 固 Cố /gù /: Vững bền, gồm 囗 Vi = vây quanh + 古 Cổ /gǔ/
6- Nghĩa ở trong, thanh ở ngoài
- 問 (问 /wèn) Vấn: Hỏi, gồm 門(门) Môn + 口 Khẩu
7- Nghĩa ở giữa, thanh ở hai bên
- 辮 /辫/ /Biàn/ Biện: Bện, gióc, đan. Gồm 糸 (纟) Mịch = sợi tơ ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.
- 辯 (辩) /Biàn/ Biện = biện luận. Gồm 言 (讠) Ngôn = lời nói ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.
8- Nghĩa ở hai bên (hoặc ở trên, hoặc ở dưới), thanh ở giữa
- 術 (术) /Shù/ Thuật: Nghề (thuật sỹ), phương pháp, đường đi trong ấp. Gồm 行 Hành = đi, thi hành chỉ nghĩa + 朮 Thuật chỉ thanh.
Phương pháp học chiết tự chữ Hán
Học tiếng Trung bằng phương pháp học chiết tự chữ Hán không chỉ giúp bạn nhớ được chữ Hán lâu, nhanh. Mà còn giúp bạn có cơ hội nghiên cứu loại chữ khó nhất hành tinh này. Đồng thời còn mở rộng thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội và những bài học về đạo làm người do người cha ông truyền lại.
Học chiết tự chữ Hán qua thơ
Trong cách học chiết tự chữ Hán, người ta đã dùng các chiết tự đi kèm với các vần thơ để dễ nhớ, dễ thuộc. Mô tả lại những thành phần trong chữ Hán. Từ đó rất nhiều câu thơ hay và những câu chuyện ngắn kinh điển đã ra đời gắn liền với người học tiếng Trung. Dưới đây là những câu thơ được áp dụng chiết tự chữ Hán thông dụng nhất bạn có thể tham khảo:
- Ví dụ 1: Chiết tự chữ 德
Bộ 彳 Xích, hay còn gọi là bộ chim chích
Bộ thập 十:số 10
Bộ tứ 四:số 4
Bộ nhất 一:số 1
Bộ tâm nằm 心:tim, lòng
Chúng ta có thể nhớ chữ 德 Dé (chữ Đức) qua vần thơ:
Chim chích mà đậu cành tre (彳)
Thập trên tứ dưới, nhất đè chữ tâm
- Ví dụ 2: Chữ hiếu 孝
Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
Chữ hiếu 孝 nghĩa là hiếu thảo. Câu thơ “đất thì là đất bùn ao” để chỉ trong chữ hiếu 孝 có bộ thổ 土 liên quan tới đất bùn.
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay: để chỉ nét phẩy nghiêng được viết bên cạnh bộ thổ 土
Câu thơ “Con ai mà đứng ở đây” chỉ bộ Tử 子 được viết ở phía dưới bộ thổ 土, bộ Tử 子 có ý nghĩa chỉ đứa bé, đứa trẻ, bộ Tử 子 được viết sát với nét phẩy được ví như cây sào, nên mới có câu thơ: Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
- Ví dụ 3: Chữ an 安
Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
Chữ an 安 có bộ nữ 女 chỉ cô gái, và bộ 宀 Miên: Mái nhà, bộ 宀 Miên có hình dáng giống như chiếc nón được viết phía trên bộ Nữ 女. Giống hình ảnh cô gái đang đội nón, nên ta mới có câu thơ trên.
- Ví dụ 4: Chữ mỹ 美
Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.
Chữ mỹ 美 có nghĩa là đẹp, bao gồm bộ 羊 Dương chỉ con dê và chữ đại 大 phía dưới. Để chữ viết được gọn, bộ 羊 Dương, mất phần đuôi phía dưới, nên mới có câu thơ “Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi” dùng để miêu tả chữ này.
- Ví dụ 5: Chữ phu 夫
Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu
Chữ phu 夫 nhìn gần giống chữ Thiên 天, nhưng nét phẩy nhô cao lên trên, nên câu thơ có ý nghĩa là thương em anh muốn nên duyên nhưng sợ e em có chữ thiên trồi đầu nghĩa là sợ em đã là gái đã có chồng rồi.
- Ví dụ 6: Chữ dũng 勇
Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.
Chữ dũng 勇 nghĩa là dũng cảm, gan dạ, phía trên là chữ 甬, giống như hình chiếc mũ, phía dưới là bộ Lực 力 để chỉ sức mạnh, sức lực. Cả chữ giống hình ảnh một cậu bé đội chiếc mũ, dáng đứng tràn đầy dũng khí, sức mạnh.
- Ví dụ 7: Chữ tư 思
Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
Chữ tư 思 có ý nghĩa là tương tư, nhớ nhung, chữ này bao gồm bộ điền 田 được viết ở phía trê, vì vậy mới có câu thơ “Ruộng kia ai cất lên cao”. Phía dưới có bộ tâm nằm 心,bộ tâm nằm trông giống như vầng trăng khuyết, có 3 nét chấm xung quanh giống như ba ngôi sao giữa trời.
- Ví dụ 8: chữ Lai dạng phồn thể 來
Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Chữ Lai 来 có nghĩa là đến, tới. Hai câu thơ này miêu tả chữ Lai dạng phồn thể 來, gồm bộ mộc 木 ở giữa để chỉ cây cối, hai bên bộ mộc là hai chữ nhân 人. Còn chữ Lai giản thể 来 nhìn trông gọn hơn, hai chữ nhân được thay thế bằng hai nét chấm ở hai bên.
Học chiết tự qua bộ thủ
Trong chữ Hán có bao gồm 214 bộ thủ, mỗi lại mang một ý nghĩa riêng. Việc học chiết tự chữ Hán qua các bộ thủ không chỉ giúp ta có thể viết được chữ, tra từ điển mà còn làm các công việc liên quan đến dịch thuật. Tất cả 214 bộ thủ này đều là chữ tượng hình, và được dùng làm bộ phận biểu nghĩa. Một phần nhỏ còn được dùng để biểu âm. Do vậy mà thông thường người ta có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.
- Ví dụ biểu nghĩa
– Những chữ có bộ thuỷ (水) thì thường liên quan đến nước, sông, hồ như: 江 sông,河 sông,海 biển
– Những chữ có bộ mộc (木) thường liên quan đến cây cối, gỗ như: 树 cây,林 rừng,桥 cây cầu…
- Ví dụ biểu âm:
– Những chữ có bộ 生 như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”.
– Những chữ có bộ 青 như 清, 请, 情, 晴 đều mang cùng thanh mẫu vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau thanh điệu.
Để học được chiết tự chữ Hán không nhất định bạn phải học thuộc tất cả 214 bộ thủ này. Bạn chỉ cần ghi nhớ một số các bộ thủ cơ bản thường gặp. Vì nếu bạn cố gắng nhồi hết 214 bộ thủ cùng một lúc bạn rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó cách tốt nhất đó là học qua việc phân tích chữ Hán. Khi gặp bất kỳ chữ Hán nào mới, thay vì cố luyện viết theo vô thức bạn cần tra cứu xem nó có những nét gì, bộ thủ gì và có ý nghĩa như thế nào. Học và phân tích sâu sắc các chữ này không chỉ giúp bạn vừa nhớ được chữ Hán. Mà còn vừa giúp bạn học được bộ thủ nhanh chóng, tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Một số ví dụ về học tiếng Trung bằng chiết tự chữ Hán
1. 你 Nǐ : Anh, chị,bạn…
+ m Hán Việt: Nhĩ
+ Cách viết:
+ Bộ thủ:
– Bộ nhân đứng 亻: chỉ người
– Bộ Mịch 冖: Khăn trùm lên đồ vật,
– Bộ Tiểu 小: Nhỏ bé, ít
Bộ Mịch và bộ Tiểu kết hợp tạo nên chữ 尔 Ěr: chỉ người đối diện
Chữ 你: bộ nhân đứng 亻+ chữ 尔 Ěr => Người đối diện bạn , nên chữ 你 dùng để chỉ ngôi thứ 2 là anh, chị, bạn…
Ngoài ra bạn cũng có thể nhớ theo cách: Bạn là người (亻) trùm khăn cho mình từ nhỏ (尔)
Ví dụ: 你是谁?
Nǐ shì shéi?
Bạn là ai?
2. 好 Hǎo: Hay, ngon, tốt, đẹp….
+ m Hán Việt: Hảo
+ Cách viết:
+ Bộ Thủ:
Bộ Nữ 女: Con gái, phụ nữ
Bộ Tử 子: Con, con trai
– Người phụ nữ sinh được đứa con là điều tốt đẹp, nên chữ này mang nhiều nghĩa hay và tốt đẹp như hay, ngon, đẹp….
– Các bạn cũng có thể nhớ chữ好 qua vần thơ:
Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.
Ví dụ: 你好!Nǐ hǎo : xin chào
好吃 Hào chī:ăn ngon
3. 一Yī: Số 1
+ m Hán Việt: Nhất
Chữ 一 Giống hình ảnh một chiếc que
4. 五 Wǔ:Số 5
+ m Hán Việt: Ngũ
+ Cách viết:
Chữ 五 giống hình dáng một người đang ngồi vắt chân hình chữ ngũ
Ví dụ: 今天五号。
Jīntiān wǔ hào
Hôm nay ngày mùng 5.
5. 八 Bā:Số 8
+ Ấm Hán Việt: Bát
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: Bộ Bát 八: Nghĩa gốc là phân chia
Giống hình ảnh một vật được tách làm hai
6. 大 dà: To, lớn
+ m Hán Việt: Đại
+ Cách viết:
+ Bộ thủ:
Bộ Đại 大: lớn
Bộ nhân 人: người
Bộ nhất 一
+ Đứng trước biển cả to lớn mênh mông, mọi người thường dang tay ra. Chữ 大 giống hình ảnh một người đang đứng thẳng dang rộng tay ra.
Ví dụ: 你今年多大?
Nǐ jīnnián duōdà?
Bạn năm nay bao nhiêu tuổi?
7. 不 bù: Không ( phó từ phủ định)
+ m Hán Việt: Bất
+ Cách viết:
Chữ 不 giống hình cây cỏ mọc ngược. Cây cỏ mọc ngược sẽ không sống được và vùng đất đó không thể chăn thả gia súc, không có sự sống. Dẫn tới nghĩa của chữ 不 chỉ sự phủ định.
Ví dụ: 他不是老师。
Tā búshì lǎoshī.
Anh ấy không phải là giáo viên.
8. 口 Kǒu:miệng, nhân khẩu
+ m Hán việt: Khẩu
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: Khẩu 口: Miệng
Chữ “口 kǒu” giống hình cái miệng
Ví dụ:
你家有几口人?
Nǐ jiā yǒu jǐ kǒu rén?
Nhà bạn có mấy người?
9. 白 Bái:Trắng
+ m Hán việt: Bạch
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: 白 Bạch: Trắng
Chữ 白 Giống hình chiếc đèn dàu tỏa ánh sáng ra xung quanh tạo ra màu trắng.
– Nét phẩy là ảnh sáng đèn tỏa ra
– Nét ngang bên trong là ngọn đuốc bên trong đèn
Ví dụ:白色 Báisè: Màu trắng
10. 女 Nǚ:Con gái, phụ nữ
+ m Hán Việt: Nữ
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: 女 Nữ: Con gái
Giống hình ảnh cô gái đang quỳ xuống, hai tay khoanh trước ngực để nghe theo mệnh lệnh sai khiến. Vì ngày xưa trọng nam khinh nữ, phụ nữ, con gái phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Ví dụ:
这是我的女朋友
Zhè shì wǒ de nǚ péngyǒu
Đây là bạn gái của tôi.
11. 马 Mǎ:Con ngựa
+Âm Hán Việt: Mã
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: bộ Mã 马:con ngựa
Đây là Chữ tượng hình, có hình dáng giống con ngựa. Chữ 马 dạng phồn thể (馬) sẽ trông giống với hình con ngựa hơn.
Ví dụ: 大马 Dà mǎ: Ngựa to
白马 báimǎ: Ngựa trắng
12. 校长 /xiàozhǎng/ – hiệu trưởng
校 gồm bộ: Mộc (木) + Giao (交) – kết giao (tách nhỏ ra gồm bộ đầu 亠 và bộ phụ 父).
长 bộ Trường.
13. 语言 /yǔyán/ – ngôn ngữ
语 gồm bộ ngôn (讠) – tức là ngôn từ + chữ ngũ (五) và bộ khẩu (口)
言 gồm bộ: đầu (亠) + nhị (二) + khẩu (口).
14. 大学 /dàxué/ – đại học
大: Các bạn tưởng tượng giống 1 người, dang tay, dang chân, rất là to lớn, có nghĩa là đại – to lớn.
学: Bao gồm bộ: 3 chấm thủy + bộ mịch (冖dải lụa) + bộ tử(子trẻ con)
Thằng trẻ con trùm khăn lụa vã cả mồ hôi ra để đi học.
15. 职员 /zhíyuán/ – nhân viên
职: Bộ nhĩ (tách nhỏ ra gồm: bộ nhĩ (耳) – nhân viên nghe nhiều + bộ khẩu (口)- nói ít + bộ bát (ハ) – ngày làm 8 tiếng).
员: gồm bộ khẩu (口) + bối (贝): nhân viên cả ngày mở mồm nói về lương.
Trên đây là phần giải thích của Hicado về chiết tự chữ Hán. Có thể nói đây là một phương pháp học từ vựng tiếng Trung hiệu quả giúp nhớ lâu nhất. Đặc biệt là đối với những bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về chữ Hán thì chiết tự chữ Hán cũng là một cách nhập môn dễ dàng nhất.
Tuy nhiên trước tiên có thể học được sâu hơn về chiết tự chữ Hán. Chắc chắn bạn cũng cần phải có được một nền tảng tiếng Trung cơ bản. Vì thế đừng bỏ qua các khóa học tiếng Trung, học tiếng Trung online bằng phương pháp siêu trí nhớ của Hicado. Chỉ với một khóa học, giúp bạn rút ngắn được từ 1-1,5 năm học tiếng Trung. Cam kết trong 1 năm bạn có thể đạt được HSK5 trở lên và có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Trung. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn mới học hoặc đang gặp vấn đề trong học tiếng Trung nhé!